Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 49)

Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên thực hiện phân công công việc bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy tính chủ động sáng

Giám đốc Phịng KH Hộ SX và CN Phịng Điện tốn Phịng Giao dịch 01 Phịng Kế tốn ngân quỹ Phịng KH Doanh nghiệp Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phịng dịch vụ Marketing 09 chi nhánh loại 3 Phịng Kiểm tra kiểm sốt nộị bộ Phịng Tổng hợp

tạo nâng cao năng lực quản lý và gắn trách nhiệm của từng thành viên trên tinh thần: Trách nhiệm - Chủ động - Phối hợp - Đoàn kết - Hiệu quả. Giám đốc là người phụ trách chung, có trách nhiệm kiểm tra giám sát cơng việc của các Phó Giám đốc. Mỗi đồng chí Phó Giám đốc được phân công theo dõi, chỉ đạo điều hành một số mặt nghiệp vụ cụ thể theo cơ chế hiện hành.

Về nhân sự: Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên không ngừng mở rộng cả về

số lượng lẫn chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức. Đến 31/12/2019, Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên có 246 cán bộ định biên, trong đó nam 99 người chiếm tỉ lệ 40,24% tổng số cán bộ định biên; nữ 147 người chiếm tỉ lệ 59,76% tổng số cán bộ định biên. Về trình độ đào tạo: tất cả nhân sự đều có trình độ đại học và cao đẳng trở lên, đây là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần học hỏi tìm tịi, sáng tạo, là yếu tố có tính quyết định đối với hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên. Về độ tuổi: đông nhất là độ tuổi từ 30- 40 tuổi, với 102 người chiểm 41, 05% tổng số cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh, đây là độ tuổi vẫn khá trẻ nhưng có đủ kinh nghiệm cơng tác nên cũng là một thuận lợi cho Chi nhánh.

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên tính đến tháng 12/2019 ĐVT: người Bộ phận lượngSố Giới tính Trình độ Độ tuổi Nam Nữ -CĐĐH SauĐH <30 30<X<40 41<X<50 >50 Ban Lãnh đạo 3 3 0 2 1 0 0 1 2 Phòng KH Doanh nghiệp 6 4 2 3 3 0 4 1 1 Phòng KH HSX&CN 5 2 3 5 0 1 2 1 1 Phịng Điện tốn 3 3 0 2 1 0 2 1 0 Phòng Dịch vụ Marketing 6 2 4 5 1 0 3 3 0 Phòng Tổng 10 4 6 10 0 0 5 4 1

hợp

Phịng Kiểm

tra kiểm sốt 6 2 4 6 0 1 1 1 3

Phịng Kế tốn Ngân quỹ 25 1 24 23 2 5 10 7 3 Phòng Giao dịch 01 6 0 6 5 1 1 4 1 0 Chi nhánh Thị xã Mường Lay 11 8 3 9 2 3 4 2 2 Chi nhánh Huyện Điện Biên 46 19 27 41 5 8 20 12 6 Chi nhánh Huyện Tuần Giáo 20 9 11 17 3 5 7 4 4 Chi nhánh Huyện Mường Nhé 9 6 3 9 0 3 5 1 0 Chi nhánh Huyện Mường Chà 12 7 5 11 1 5 4 1 2 Chi nhánh Huyện Điện Biên Đông 11 6 5 11 0 5 4 1 1 Chi nhánh Huyện Tủa Chùa 10 6 4 8 2 4 5 1 0 Chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ 43 11 32 38 5 6 15 15 7 Chi nhánh Huyện Mường Ảng 14 6 8 12 2 4 6 3 1 Tổng số 246 99 147 217 29 51 101 60 34

Nguồn: Phòng Tổng hợp, Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2019

Tất cả các NHTM để đi vào hoạt động đều cần phải huy động vốn. Hoạt động huy động vốn (nghiệp vụ tài sản Nợ) trong mỗi Ngân hàng không nằm riêng lẻ mà cùng với các nghiệp vụ tài sản Nợ và các dịch vụ khác để tạo nên định hướng hoạt động chung của Ngân hàng. Hoạt động huy động vốn là cơ sở, tạo tiền đề cho Ngân hàng có nguồn vốn để phục vụ kinh doanh thu được lợi nhuận. Nắm bắt được vấn đề đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên đã coi việc huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới có những biến động phức tạp và khó lường do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế, nền kinh tế trong nước cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết bất ổn, thiên tai và dịch bệnh gây nhiều khó khắn cho sản xuất nơng, lâm nghiệp. Tình hình kinh tế vĩ mô cũng chưa thực sự ổn định, giá cả leo thang cùng với ảnh hưởng từ việc giá vàng tăng cao và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Tuy nhiên, nguồn vốn mà Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên huy động được luôn ổn định cho thấy Chi nhánh đã tập trung nhiều giải pháp huy động vốn hữu hiệu. Nguồn vốn huy động được cao không những đáp ứng được nhu cầu vốn cho vay ở chi nhánh mà còn đựơc điều tiết về trụ sở chính, góp phần điều hồ vốn chung trong tồn hệ thống. Có được kết quả trên chi nhánh đã thực hiện đa dạng hố các hình thức huy động, linh hoạt về lãi suất, hình thức trả lãi, nâng cao chất lượng các dịch vụ Ngân hàng... Ta có thể thấy được sự tăng trưởng vững chắc của nguồn vốn huy động qua bảng số liệu 2.2. như sau:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm 2017 - 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng,%

Thời điểm Tổng nguồn vốn huy động (Tỷ đồng)

Tăng/Giảm so với năm liền trước Tuyệt đối

(Tỷ đồng) Tương đối(%)

Năm 2017 3.325 151 5,85

Năm 2019 3.704 208 5,95

Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn các năm 2017-2019 của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh trong giai đoạn 2017 - 2019 có nhiều chuyển biến. Cụ thể là trong năm 2017 tổng nguồn vốn huy động có sự tăng nhẹ là 5,85% tương đương với số tiền là 151 tỷ đồng. Con số này của năm 2018 là 171 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,14%. Đây là mức suy giảm gần như lớn nhất trong lịch sử tình hình huy động vốn 5 năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên. Điều này là dễ hiểu, bởi đây là giai đoạn tình hình kinh tế nhiều biến động, ảnh hưởng từ suy thối kinh tế và khủng hoảng tài chính, tiền tệ những năm trước đó vẫn để lại nhiều tác động tiêu cực, cộng với những vấn đề nội tại khiến kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn và chưa thể thốt khỏi đáy suy thoái. Mặt khác, đây cũng là giai đoạn nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều bất ổn, lạm phát ở mức cao, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và người dân thì đổ xơ đi đầu cơ tích trữ vàng và ngoại tệ. Sang đến năm 2019, tình hình có nét khởi sắc hơn khi tổng nguồn vốn huy động đã có sự tăng trưởng là 5,95%, tương đương với 208 tỷ đồng.

Với khối lượng vốn huy động như vậy, Chi nhánh cũng phần nào đáp ứng được kịp thời nhu cầu để phát triển kinh tế trên địa bàn. Để có thể duy trì phát triển và huy động được một khối lượng nguồn vốn lớn như vậy, Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên đã đặc biệt chú trọng tới những khách hàng trùn thống, có uy tín với ngân hàng, tạo lập những mối quan hệ mới với những khách hàng tiềm năng. Đồng thời, thường xuyên theo dõi diễn biến lãi suất để có được chiến lược lãi suất hợp lý. Tất cả những cố gắng đó của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên hứa hẹn sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn huy động trong những năm tới.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Bên cạnh hoạt động huy động vốn thì một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của NHTM là khả năng sử dụng vốn vào hoạt động cho vay và đầu tư. Nếu như huy động vốn dồi dào nhưng sử dụng vốn không hiệu quả, không

tận dụng được tối đa nguồn vốn huy động thì sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn hay mất vốn, làm giảm hiệu quả kinh của ngân hàng. Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau. Huy động vốn có tốt thì mới có vốn để tài trợ vào hoạt động cho vay, ngược lại, cho vay có chất lượng thì mới có lợi nhuận để bù đắp cho chi phí huy động vốn. Cho vay có hiệu quả, thì nên kinh tế mới phát triển, mới có nguồn vốn nhàn rỗi để huy động. Đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên, sử dụng vốn để cấp tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho Chi nhánh.

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM là dư nợ cho vay. Tổng dư nợ được tính bằng tổng của số dư nợ kỳ trước và doanh số cho vay trong kỳ trừ đi doanh số thu nợ trong kỳ và thường được tính cho thời điểm cuối tháng, quý hoặc năm. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu mang tính thời điểm, khác với doanh số cho vay và doanh số thu nợ là chỉ tiêu mang tính thời kỳ. Dư nợ cho vay phản ánh số vốn mà ngân hàng đã cho vay mà vẫn chưa thu được nợ đồng thời cũng dự báo tương đối chính xác số tiền lãi mà ngân hàng sẽ thu được trong tương lai. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh được phản ánh chính xác qua bảng số liệu cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Tình hình hoạt động cho vay giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) TỔNG DƯ NỢ 4.892 100 5.884 100 7.036 100

I. Theo thời gian 4.892 100 5.884 100 7.036 100

1. Cho vay ngắn hạn 2.473 50,55 2.887 49,07 3.403 48,37

2. Cho vay trung dài hạn 2.419 49,45 2.997 50,93 3.633 51,63 II. Theo đối tượng khách hàng 4.892 100 5.884 100 7.036 100

1. Hộ sản xuất và cá nhân 2.150 43,95 3.126 53,13 4.149 58,97

2. Doanh nghiệp 2.742 56,05 2.758 46,87 2.887 41,03

III. Theo loại tiền 4.892 100 5.884 100 7.036 100

2. Ngoại tệ (Quy đổi VNĐ) 173 3,54 174 2,96 174 2,47 IV. Theo chất lượng tín dụng 4.892 100 5.884 100 7.036 100

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay qua các năm 2017-2019 của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Ngày 15 tháng 06 năm 2015, Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam đã có Quyết định số: 666/QĐ-HĐQT-TDHo về việc ban hành “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng trong hệ thống

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”. Theo QĐ này, các hình

thức cho vay gồm ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng), trung và dài hạn (thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng). Theo đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên quán triệt thực hiện. Với Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và chỉ thị của NHNN, Chi nhánh tiếp tục mở rộng cho vay trên phương diện khác nhau với mục tiêu ổn định kinh tế và kiềm chế lạm phát, tích cực triển khai và đã đạt được kết quả khả quan như chúng ta có thể thấy từ bảng số liệu trên. Cụ thể, dự nợ cho vay của Chi nhánh qua các năm liên tục tăng, tổng dư nợ năm 2016 đạt 5.884 tỷ đồng, tăng 992 tỷ đồng, tương đương 20,3% so với năm 2015. Còn năm 2017, tổng dư nợ là 7.036 tỷ đồng, tăng 1.152 tỷ đồng tương đương với 19,6% so với năm 2015 và đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Để đạt được kết quả đó, một phần là do chính sách nới lỏng tín dụng của Chi nhánh, các thủ tục cấp tín dụng linh hoạt hơn, người vay dễ tiếp cận được nguồn vốn hơn.

- Xét cơ cấu cho vay theo thời gian:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cho vay theo thời gian

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay các năm 2017 - 2019 của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Nhìn chung, tổng dư nợ tăng khá đều hàng năm và nhu cầu vay tiền trong trung hạn cao hơn so với nhu cầu vay trong ngắn hạn. Điều này là do trong tình trạng khó khăn về kinh tế như hiện nay, HGĐ &CN đều rất khó để phát triển, nhiều HGĐ &CN hoạt động chưa có hiệu quả nên việc cho vay trung hạn sẽ giúp cho HGĐ &CN vượt qua được giai đoạn khó khăn, hạn chế tối đa các rủi ro và nợ xấu. Mặt khác, bản thân HGĐ &CN nếu vay ngắn hạn nhưng tình hình tài chính, quy trình sản xuất kinh doanh kém thì nợ ngân hàng có thể là gánh nặng tiếp tục kìm hãm sản xuất. Thời gian tới, khi HGĐ &CN hoạt động tương đối ổn định và có mức tăng trưởng khá, Chi nhánh có thể sẽ nâng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để phù hợp

với nhu cầu của HGĐ &CN và tình hình thực tế của nền kinh tế. - Xét cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay các năm 2017- 2019 của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Thông qua bảng số liệu và biểu đồ doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng, có thể thấy rõ hướng đầu tư chủ lực của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên là tín dụng hộ sản xuất và cá nhân với tỷ trọng khoảng 58,97% và liên tục tăng ổn định. Với chiến lược tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế hộ sản xuất - cá nhân, Chi nhánh đã khai thác được tiềm năng to lớn của địa phương và không ngừng phát triển tạo được uy tín vững chắc trong lịng khách hàng.

- Xét về chất lượng tín dụng: Chi nhánh đã đặt ra định hướng hoạt động tín dụng của mình theo ngun tắc: “Đảm bảo an toàn, hiệu quả và sinh lời”. Chi nhánh luôn cố gắng bám sát khách hàng, một mặt giảm dần dư nợ từ việc xác định và thu hồi công nợ của khách hàng, một mặt vẫn rót vốn cho khách hàng để duy trì hoạt động kinh doanh trên cơ sở tái cơ cấu có hiệu quả và đảm bảo khả năng thu nợ. Mặc dù vậy nợ xấu tín dụng là khơng thể tránh khỏi. Tỷ lệ nợ xấu năm 2017 là 1,83%. Năm 2018, tỷ lệ nợ tăng nhẹ 1,94% và chất lượng tín dụng được nhận định là kém nhất trong vòng 3 năm (từ 2017 - 2019), năm 2019 đạt 1.43%. Dư nợ xấu tại Chi nhánh hầu hết tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng. Biểu đồ sau thể hiện rõ chất lượng tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2017 - 2019.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ xấu của Chi nhánh

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay các năm 2017- 2019 của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu tăng cao (90 tỷ đồng) đã gây nên sự nghi ngờ, lo ngại về về chất lượng tín dụng của Chi nhánh nhưng điều này là khó tránh khỏi bởi đây là tình trạng chung của thị trường tài chính ngân hàng. Trước tình hình đó, lãnh đạo Chi nhánh chỉ đạo chấp hành nghiêm quy trình tín dụng và thực hiện phân loại khách hàng theo tiêu chí của Agribank Việt Nam. Thẩm định món vay đồng thời chú trọng đến tính hiệu quả, khả thi của dự án và tài sản đảm bảo tiền vay. Kiên quyết từ chối các dự án thiếu hiệu quả và mức độ rủi ro cao. Tiếp tục mở rộng tín dụng theo phương châm “An toàn, hiệu quả, bền vững”.

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân tại Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2019

2.2.1. Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng các sản phẩm tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Để đánh giá chất lượng tín dụng HGĐ &CN theo quan điểm khách hàng, tác giả luận văn đã sử dụng kết quả khảo sát khách hàng HGĐ &CN do Agribank Chi

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w