Như vậy, ta thấy dung lượng hấp phụ của VLHP1 khi hấp phụ RO122 tương tự như 2 mầu RB19, RY145, dung lượng hấp phụ tăng nhanh từ 0 đến 120 phút, sau đó dung lượng hấp phụ gần đạt cân bằng. Lựa chọn thời gian cân bằng của VLHP1 là 120 phút để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ và tính dung lượng hấp phụ cực đạt của RO122 với RY145.
3.1.2.2 Khảo sát dung lượng hấp phụ cực đại với RO122 của VLHP1
Lấy 8 bình nóng 250ml, mỗi bình lấy 50ml dung dịch RO122 nồng độ ban đầu lần lượt là 15; 31; 46; 71; 94; 117; 135; 175 mg/l có bổ sung dung dịch NaNO3 sao cho dung dịch có nồng độ ion là 10mmolNaNO3/L. Cân và cho vào mỗi bình 1 gam VLHP1, khuấy ở thời gian 120 phút với tốc độ 130 vòng/phút.
Tiến hành khảo sát dung lượng hấp phụ ta thu được kết quả ở bảng 3.6
Bảng 3.6 Kết quả khảo sát dung lượng hấp phụ cực đại với RO122 của VLHP1 VLHP1
C (mg/l) Ce (mg/l) qe (mg/g) Ce/qe LnCe Lnqe
15 14 0.18 73.18 2.60 -1.69
31 27 0.38 71.86 3.30 -0.98
46 41 0.51 80.39 3.71 -0.67
94 87 0.69 126.40 4.47 -0.37
117 109 0.78 139.49 4.70 -0.24
135 127 0.79 160.34 4.84 -0.23
175 167 0.79 210.84 5.12 -0.23
Hình 3.14 Hấp phụ cân bằng nhiệt của RO122 của VLHP1
Từ hình 3.14 ta thấy khi nồng độ tăng thì dung lượng hấp phụ tăng tuy nhiên với 1,0 gam VLHP1 nồng độ từ 120mg/l đến 175mg/l dung lượng hấp phụ gần đạt cân bằng. Như vậy VLHP1 có khả năng hấp phụ tốt nhất với dung dịch có nồng độ từ 20mg/l đến 120mg/l.
Tiến hành nghiên cứu cân bằng hấp phụ RO145 của VLHP1 với hai mơ hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich.
Hình 3.15 Đồ thị tuyến tính phương trình Langmuir của VLHP1 với RO122 trình Langmuir của VLHP1 với RO122
Hình 3.16 Đồ thị tuyến tính phương trình Freundlich của VLHP1 với RO122 trình Freundlich của VLHP1 với RO122
Các kết quả của bảng 3.4, hình 3.15, 3.16 phương trình Langmuir và Freundlich mô tả khá phù hợp sự hấp phụ RO122 của VLHP1, tuy nhiên vì R2 của phương trình Freundlich nhỏ hơn R2 của phương trình Langmuir. Như vậy phương trình Langmuir có dạng:
y= 1,036x +59,31 và R2 = 0,946
Từ phương trình thu được, ta tính tốn được dung lượng hấp phụ cựu đại của VLHP1 với RB19 là qmax= 1/1,036 = 0,965 mg/gam, hằng số Langmuir b = 0,017
Như vậy, khả năng hấp phụ RB19 của VLHP1là tốt nhất với dung lượng hấp phụ cực đại là 3,72mg/g gấp 3,4 lần so với hơn khả năng hấp phụ của VLHP 1 với RY145 và gấp 3,8 lần so với RO122.
3.2.1.4 Mô tả động học cho quá trình hấp phụ của VLHP1
Để mô tả động học cho quá trình hấp phụ của VLHP, chúng tôi sử dụng mơ hình động học bậc 1 và bậc 2.
Từ kết quả khảo sát thời gian đạt cân bằng và dung lượng hấp phụ cực đại ta có các kết quả khảo sát động học cho quá trình hấp phụ như sau: