.1 Khảo sát thời gian hấpphụ RB19 của VLHP1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứ xử lý mầu bằng kỹ thuật hấp phụ và tái sinh than hoạt tính tại chỗ bằng kỹ thuật oxi hóa (Trang 42 - 43)

Lấy các bình nón dung tích 250ml, cân 1 gam VLHP1 vào 8 bình nón, sau đó cho vào mỗi bình 100 ml dung dịch RB19 có nồng độ 108,57 mg/l, bổ sung dung dịch NaNO3 sao cho dung dịch có nồng độ ion là 10mmol NaNO3/L, tiến hành lắc ở tốc độ 130 vòng/phút trong khoảng thời gian từ 0 đến 180 phút. Sau đó lọc dung dịch sau lắc bằng giấy lọc có kích thước lỗ 0,45µm, đo độ hấp phụ quang ở λ = 590nm, cuvet 1cm. Kết quả thu được biểu diễn bảng 3.1

Bảng 3.1 Khảo sát thời gian hấp phụ RB19 của VLHP1 Thời gian Thời gian (phút) Ce (mg/l) qt (mg/g) 0 108,57 0 10 96,85 1,26 20 88,00 2,14 40 84,43 2,50 60 81,14 2,83 90 76,86 3,26 120 74,14 3,53 150 74,71 3,47 180 74,14 3,53

Hình 3.5 Biến thiên dung lượng hấp phụ theo thời gian khi hấp phụ RB19 của VLHP1 VLHP1

Trong khoảng 50 phút đầu, quá trình hấp phụ xảy ra rất nhanh, sau đó khả năng hấp phụ của than hoạt tính dần trở nên bão hoà và coi như cân bằng được thiết lấp sau 120 phút.

3.2.1.2 Khảo sát dung lượng hấp phụ cực đại với RB19 của VLHP1

Lấy 8 bình nóng 250ml, mỗi bình lấy 100 ml dung dịch RB19 có nồng độ ban đầu lần lượt là 0; 28; 65; 83; 100; 123; 142; 164; 193 và 209 mg/l có bổ sung dung dịch NaNO3 sao cho dung dịch có nồng độ ion là 10mmol NaNO3/L. Cân và cho vào mỗi bình tam giác 1 gam VLHP1 và khuấy ở tốc độ 130 vòng/phút. Mẫu được lọc và đo nồng độ mầu sau thời gian hấp phụ 120 phút. Kết quả khảo sát được trình bày bảng 3.2 và hình 3.6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứ xử lý mầu bằng kỹ thuật hấp phụ và tái sinh than hoạt tính tại chỗ bằng kỹ thuật oxi hóa (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)