Điều kiện kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các ứng dụng sinh thái để xử lý nước thải với hàm lượng chất hữu cơ cao (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng công nghệ sản xuất và quản lý nước thải

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

 Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2004, cả làng nghề bún Phú Đơ có khoảng 5.600 người, với 1.068 hộ gia đình, trung bình mỗi hộ có khoảng 4-5 người. Trong làng số hộ làm bún chiếm khoảng 50%, còn lại 10% số hộ sản xuất phục vụ làng nghề như: sản xuất công cụ làm bún (cơ khí); xay xát gạo; cung cấp than củi; 20% số hộ làm dịch vụ thương mại cho nhân dân trong thôn và các khách nơi khác đến; 20% số hộ còn lại làm các nghề khác. Hàng năm, làng

nghề bún Phú Đô sản xuất được khoảng 5.000 tấn bún, cung cấp bún cho khoảng 50% thị trường bún ở Hà Nội. Tính bình qn mỗi ngày làng Phú Đô sản xuất 50-60 tấn bún [26].

 Hệ thống cấp nước sạch

Hiện nay, người dân trong thôn Phú Đô dùng cả nước máy và nước giếng khoan được xử lý bằng bể lọc cát vàng. Theo trưởng thơn thì 3/5 số hộ trong thôn đã được dùng nước máy, số còn lại đang triển khai. Nguồn nước này dùng cho sinh hoạt hằng ngày và dùng để làm bún.

 Giáo dục, y tế

Do nhận thức của người dân chưa cao hơn nữa nhu cầu lao động của nghề làm bún lại lớn, do vậy đa số người dân trong làng nối tiếp nghề truyền thống, trình độ văn hóa của người dân chưa cao. Trong số lao động chuyên nghiệp làm bún ở Phú Đô hiện nay, chỉ có khoảng 30% tốt nghiệp phổ thơng trung học, cịn lại chỉ đạt trình độ văn hố phổ thơng cơ sở [9].

Tương tự như các làng nghề khác, người dân làng nghề bún Phú Đơ cũng có tỷ lệ mắc bệnh do ô nhiễm môi trường cao. Phụ nữ và trẻ em trong làng thường mắc bệnh liên quan đến nước ô nhiễm như các bệnh về da, mắt, cịn nam giới thường mắc bệnh về hơ hấp do hít khí than tổ ong trong q trình đun nấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các ứng dụng sinh thái để xử lý nước thải với hàm lượng chất hữu cơ cao (Trang 44 - 45)