Hệ thống đất ngập nướcnhân tạo với dòng chảy thẳng đứng từ dưới lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các ứng dụng sinh thái để xử lý nước thải với hàm lượng chất hữu cơ cao (Trang 27 - 29)

1.1.2. Xử lý nước thải bằng Động vật thủy sinh 1.1.2.1. Khái niệm Động vật thủy sinh 1.1.2.1. Khái niệm Động vật thủy sinh

Động vật thủy sinh (ĐVTS) là những loài động vật sinh sống ở dưới nước. Do điều kiện khí hậu của nước ta thích hợp cho các lồi động vật thủy sinh sinh trưởng và phát triển như: các lồi cá, các lồi tơm, cua, ốc, hến, ngao, ngêu, vẹm, hàu... chúng vừa tạo ra hệ sinh thái đa dạng vừa đem lại lợi ích cao về kinh tế, mặt khác chúng cịn góp phần cải thiện mơi trường nước đặc biệt là mơi trường nước thải.

1.1.2.2.Vai trị của Động vật thủy sinh trong xử lý nước thải

Hiện nay, một số loài động vật thủy sinh được sử dụng để xử lý một số loại nước thải như: nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến thức ăn gia súc.

Dựa vào nguồn thức ăn và đặc điểm của từng loại động vật thủy sinh mà chúng được phân bố ở các tầng khác nhau:

- Tầng mặt: cá mè, cá trắm... - Tầng giữa: cá chép, cá trôi, tôm...

- Tầng đáy: cá rô, cá trê, cua, nghêu, ngao, ốc, hàu, vẹm....

Đặc điểm chung của các loại nước thải là có chứa nhiều các chất hữu cơ (photpho, nitơ), các chất rắn hòa tan, các kim loại nặng (Fe, Cr, Mn, As), các vi sinh vật, sinh vật phù du (giun sán, lăng quăng, rong, rêu, tảo...), các hóa chất tổng hợp.

 Cơ chế loại bỏ chất gây ô nhiễm nước bởi động vật thủy sinh là do chúng có thể sử dụng các chất trên làm dinh dưỡng vì vậy chúng có tác dụng cải tạo mơi trường nước.

Ví dụ như:

- Cá trắm cỏ: thức ăn chủ yếu là các loại cỏ, rong và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá. Trong điều kiện chăn ni nhân tạo, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hay thức ăn viên).

- Cá mè hoa: có tác dụng làm sạch ao hồ, góp phần chống ơ nhiễm mơi trường nước vì cá mè hoa ăn sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ, vi khuẩn là nguồn gốc gây ra mùi hôi thối tại các ao, hồ ở nơng thơn.

- Cá trơi: cũng có tác dụng làm sạch ao hồ vì nguồn thức ăn của nó là các mảnh vụn hữu cơ, các loại tảo bám.

- Cá chép: cá chép có khả năng sinh sống trong những môi trường đã bị ô nhiễm sau nhiều năm không điều chỉnh lượng chất thải công nghiệp. Chúng ăn các loại rong trong ao hồ.

- Cá rơ phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu oxy. Khi cịn nhỏ, cá rơ phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thủy sinh làm sạch môi trường. Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m.

- Cá rô đồng: là loại động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn cả các lồi động vật thân mềm, cá con và thực vật, kể cả cỏ. Chúng có thể ăn các chất hữu cơ và vô cơ được coi là “bẩn” trong nước.

- Cá măng: ăn phiêu sinh thực vật. Vì thế cá cũng có cấu trúc mang với rất nhiều lược mang có tác dụng lọc và tập trung thức ăn. Tuy nhiên cá con rất ít ăn phiêu sinh thực vật, phần lớn là mùn bã hữu cơ và các chất vẩn trong nước hay đáy thủy vực (Banno,1980). Sau 3 tuần tuổi, cá măng có đặc tính ăn

các loại như tảo lam, tảo lục, tảo khuê, giáp xác, ấu trùng côn trùng, giun đất và các chất bẩn.

- Hàu là một loại động vật rộng nhiệt, rộng muối, sống bám lên nền đá, vách đá, ven bờ biển hoặc các cửa sơng, nơi có dịng chảy và thủy triều thường xuyên lên xuống, có thực vật phù du phong phú làm thức ăn. Trong mơi trường tự nhiên, hàu có khả năng lọc sinh học do đó chúng góp phần xử lý, làm sạch các cặn bã hữu cơ, hạn chế ô nhiễm nước.

- Vẹm có vai trị lọc mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường, lọc tảo đơn bào, lọc thực vật phù du đơn bào.

Cá trắm Cá Mè Cá măng

Hàu Vẹm Cá rô đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các ứng dụng sinh thái để xử lý nước thải với hàm lượng chất hữu cơ cao (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)