Sự thay đổi nồng độ PO43 trong 4 đợt lấy mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các ứng dụng sinh thái để xử lý nước thải với hàm lượng chất hữu cơ cao (Trang 57 - 58)

Nhận xét chung:

 Về hiệu quả xử lý:

Tương tự như chỉ tiêu NH4+, Thủy trúc có khả năng xử lý PO43- cao nhất trong 5 loại TVTS với hiệu quả xử lý là 74,79%, sau đó lần lượt đến bèo Tây (60,36%), bèo Cái (59,37%), rau Má (51,74%) ở mức trung bình, riêng rau

Ngổ dại (39,14%) thấp nhất, không hiệu quả trong việc làm giảm lượng PO43-

trong nước thải.

 Về tốc độ xử lý:

Thủy trúc vẫn là lồi có tốc độ xử lý PO43- tốt nhất (0,19 mg/L/ngày), bèo Tây (0,152 mg/L/ngày), bèo Cái (0,149 mg/L/ngày), rau Má (0,13 mg/L/ngày), rau Ngổ dại (0,10 mg/L/ngày).

Từ đồ thị ta thấy hiệu quả xử lý tốt nhất của các loài TVTS vẫn là sau khi trồng được hơn chục ngày của đợt thí nghiệm.

3.3.6. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của 5 loại thực vật thủy sinh

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của 5 loài TVTS sau 24 ngày nuôi trồng ta nhận thấy cả 5 loài TVTS đều phát triển tốt, Thủy trúc, rau Má đang mọc thêm nhiều cây con, bèo Tây đã mọc kín diện tích mặt thống của thùng

xốp (so với 2/3 diện tích mặt nước khi bắt đầu trồng), duy chỉ có bèo Cái có hiện tượng héo vàng. Bèo Tây, bèo Cái và rau Má có tốc độ tăng sinh khối khá mạnh, hơn hẳn rau Ngổ dại và Thủy trúc.

Hiệu quả xử lý các thông số chất lượng nước thải của 5 loại thực vật thủy sinh được trình bày trong Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Hiệu quả xử lý các thơng số chất lượng nước thải của 5 lồi TVTS

Loại TVTS

Hiệu quả xử lý (%)

TSS N-NO3- N-NH4+ PO43- COD

Thủy trúc 46,67 60,68 72,74 74,79 90,00

Bèo Tây 84,27 68,45 64,42 60,36 85,63

Bèo Cái 76,67 63,11 57,79 59,37 75,00

Rau Ngổ dại 32,58 40,78 54,42 39,14 60,63

Rau Má 63,33 49,03 55,58 51,74 80,31

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các ứng dụng sinh thái để xử lý nước thải với hàm lượng chất hữu cơ cao (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)