Quy trình sản xuất bún

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các ứng dụng sinh thái để xử lý nước thải với hàm lượng chất hữu cơ cao (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng công nghệ sản xuất và quản lý nước thải

3.1.3. Quy trình sản xuất bún

Nghề sản xuất bún đem lại thu nhập chính cho người dân thôn Phú Đô. Đây là nghề truyền thống của làng, hiện nay vẫn được duy trì và phát triển. Làng Phú Đô đã hơn 300 năm tuổi và nghề sản xuất bún của làng có từ cách đây khoảng gần 300 năm.

Công nghệ sản xuất bún ngày nay cũng có điểm khác ngày xưa nhưng vẫn giữ 11 công đoạn như chọn gạo, vo gạo, ngâm, xay bột cho đến làm lắng đọng, gây men, ép khô, nặn quả, lọc đến công đoạn cuối cùng là ép ra các loại bún. Trong thời đại cơng nghiệp hóa với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều phương tiện sản xuất hiện đại, nghề làm bún ngày nay đã được cơ giới hoá với

các máy xay bột, đánh bột, góp phần nâng cao sản lượng sản xuất bún trong làng.

Quy trình sản xuất bún được mơ tả như sau:

- Nguyên liệu: gạo, lá chuối lót bún, nước.

- Nhiên liệu: than, củi, lửa.

Công đoạn đầu tiên trong quy trình sản xuất bún là gạo được sát trắng, nhặt sạch sạn. Sau đó, gạo được vo kỹ và được ngâm trong nước sạch khoảng 10 giờ. Người dân thường xây bể ngâm gạo hoặc ngâm gạo vào xơ chậu vì đây là một công đoạn không thể thiếu để làm cho sợi bún nhuyễn và ngon. Gạo được xóc sạch và đưa vào cối xay nhuyễn tạo thành bột gạo dẻo, bột này lại được ngâm tiếp một lần nữa. Thời gian ngâm lúc này lâu hơn đợt 1 khoảng 2 ngày. Tiếp theo là chắt bỏ nước chua và rót bột vào máy nén. Bột nén từ sáng đến chiều là được. Bột nén khơ cho vào nồi để luộc chín rồi lại đưa vào máy đánh bột đánh cho thật nhuyễn. Sau đó bột bún được đưa sang máy vặn bún để tạo thành khuôn và thành những sợi bún. Để tiến hành vặn bột phải chuẩn bị một nồi nước khá lớn, rộng miệng đặt trên bếp than hồng để đun sôi. Bột bún được cho vào chiếc khăn vải thơ rộng, ở giữa khăn có kht một khoảng hình trịn để khâu vào miệng khn bún có nhiều lỗ nhỏ. Khn bún được làm bằng chất liệu dạng ống dài, phía đầu khn có một miếng kim loại đục các lỗ trịn. Bột bún được vặn mạnh cho chảy thành dòng qua khuôn xuống nồi nước đang sôi tạo thành sợi bún. Sau khi luộc khoảng vài ba phút, sợi bún trong nồi sẽ được vớt ra và đem tráng qua nước lạnh cho khỏi bết dính và trở nên săn chắc.

Cơng đoạn cuối cùng là vớt bún trong nồi nước tráng. Sau khi vớt ra khỏi nồi nước tráng, bún thành phẩm được đặt trên các thúng bằng tre có lót sẵn lá chuối xanh rồi mới được đem ra chợ bán [9].

Như vậy, quy trình sản xuất bún tiêu thụ một lượng nước khá lớn. Hầu hết các công đoạn như vo gạo, ngâm gạo, vắt bột, luộc bột…đều thải ra một lượng nước thải giàu tinh bột đáng kể. Chính vì vậy, đặc thù của nước thải sản xuất bún là giàu chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.

Hình 3.1. Quy trình sản xuất bún

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các ứng dụng sinh thái để xử lý nước thải với hàm lượng chất hữu cơ cao (Trang 45 - 47)