1. Đậu phụ
Đậu phụ là sản phẩm rất phổ biến được sản xuất từ đậu nành. Đậu phụ không chỉ được sản xuất tại Việt Nam mà còn được sản xuất ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và ở các nước Châu Âu như Hà Lan, Pháp… Đậu phụ được chia thành 3 nhóm: đậu phụ mềm, đậu phụ cứng và đậu phụ lụa. Trong đó, đậu phụ mềm được sản xuất nhiều ở nước ta, còn Trung Quốc sản xuất cả 3 loại trên.
Cách tiến hành:
Đậu nành được làm sạch, ngâm trong nước, tách vỏ, xay ướt, lọc thu được dịch sữa đậu. Dịch sữa đậu được đun sôi trong 35 phút và dùng tác nhân gây đông tụ là nước chua hoặc là CaSO4. Sau đó, tiến hành ép định hình và ngâm nước bánh đậu.
2. Sữa đậu nành
Gọi là sữa đậu nành hay sữa thảo mộc vì đậu nành được chế biến ra thành dịch lỏng thì có màu sắc hơi giống màu sắc của sữa động vật. Sữa đậu nành có giá trị tương tự như sữa động vật nên là một loại thức uống bổdưỡng.
Cách tiến hành:
Đậu nành được làm sạch, ngâm trong nước, tách vỏ, xay ướt, lọc và bổ sung nước để thu được dịch sữa đậu có nồng độ chất khô khoảng 810%. Dịch sữa đậu được đun sôi trong 35 phút để tiêu diệt vi sinh vật và phân hủy các chất không có lợi. Dịch sữa đậu thu được có mùi vị thơm ngon và rất bổ dưỡng.
3. Tàu hũ hoa
Tàu hũ hoa là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Cách tiến hành:
Nguyên liệu để chế biến bao gồm:1/2 kg đậu nành, 70g bột mì tinh, 50g bột gạo, 2 muỗng thạch cao, 1 kg đường, 1 muỗng gừng.
Đậu nành được làm sạch, ngâm trong nước, tách vỏ, xay ướt, lọc và bổ sung nước để thu được dịch sữa đậu. Dịch sữa đậu được gia nhiệt và đông tụ bằng CaSO4. Sản phẩm thu được có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn.
Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm không lên men từ đậu nành như tàu phớ, bột đậu nành, giá đậu nành…
Như vậy, đậu nành được trồng rất phổ biến ở nước ta, giá thành rẻ và dễ chế biến thành các sản phẩm ở quy mô gia đình. Và đậu nành từ lâu đã trở thành nguyên liệu chế biến nhiều món ăn cổ truyền rất phổ biến trong dân gian ta và nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là các sản phẩm sữa chua nành, nước tương, miso, tempe…còn chưa được phổ biến ở nước ta, với công nghệ tương đối đơn giản, đầu tư không lớn lắm nhưng là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Do đó, việc ứng dụng sản xuất các sản phẩm này là rất cần thiết.
CHƯƠNG II
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU