Cơ chế hoạt động của Probiotics

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sữa chua men sống từ đậu nành (Trang 29 - 32)

1. Tác động kháng khuẩn của Probiotics

+ Làm giảm số lượng vi khuẩn có hại để ngăn chặn các mầm bệnh.

+ Tiết ra các chất kháng khuẩn. Vi khuẩn Probiotics tạo ra các chất đa dạng làm ức chế cả vi khuẩn gram dương và gram âm có hại. Các chất này gồm các axit hữu cơ, hydrogen peroxide và chất diệt vi khuẩn. Những hợp chất này có thể làm giảm không chỉ những sinh vật mang mầm bệnh mà còn ảnh hưởng đến sự trao đổi

chất và sự tạo ra các độc tố của vi khuẩn. Điều này được thực hiện bằng cách giảm pH khoang ruột thông qua sự tạo ra các axit béo chuỗi ngắn dễ bay hơi, chủ yếu là acetate, propionate, và butyrate và nhất là axit lactic.

+ Cạnh tranh với nguồn bệnh ngăn chặn sự bám dính vào đường ruột. + Cạnh tranh dinh dưỡng cần thiết cho sự sống sót của mầm bệnh. + Tác động kháng độc tố.

2. Tác động của Probiotics trên biểu mô ruột

+ Đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa những tế bào biểu mô.

+ Giảm việc kích thích bài tiết và những hậu quả do bị viêm của sự lây nhiễm vi khuẩn.

+ Đẩy mạnh sự tạo ra các phân tử phòng vệ như chất nhầy.

3. Tác động miễn dịch của Probiotics

+ Probiotics như là phương tiện để phân phát các phân tử kháng viêm cho

đường ruột.

+ Đẩy mạnh sự báo hiệu cho tế bào chủ để làm giảm đáp ứng viêm. + Tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng.

4. Tác động của Probiotics đến vi khuẩn đường ruột

+ Probioticsđiều chỉnh thành phần cấu tạo của vi khuẩn đường ruột. Sự sống

sót của Probiotics được tiêu hóa ở những phần khác nhau của bộ phận tiêu hóa thì khác nhau giữa các giống. Khi tập trung ở khoang ruột, chúng tạo nên sự cân bằng tạm thời của hệ vi sinh vậtđường ruột, sự thay đổi này được nhận thấy một vài ngày sau khi bắt đầu tiêu thụ thực phẩm có Probiotics, phụ thuộc vào công dụng và liều lượng của giống vi khuẩn. Với sự tiêu thụ thường xuyên, vi khuẩn định cư một cách tạm thời trong ruột, một khi chấm dứt sự tiêu thụ thì lượng Probiotics giảm xuống. Điều này thì đúng cho tất cả các loại Probiotics.

+ Vi khuẩn Probiotics điều hòa hoạt động trao đổi chất của sinh vật đường

ruột. Probiotics có thể làm giảm pH của bộ phận tiêu hóa và có thể theo cách đó sẽ

+ Probiotics còn giúp đẩy lùi các vi khuẩn gây bệnh đường ruột bằng cách sinh sôi và chiếm chỗ các vi khuẩn gây hại, ức chế khả năng gây hại của chúng, giúp cân bằng hệ thống vi sinh có trong đường ruột. Các Probiotics hoạt động giống như các chàng lính ngự lâm bảo vệ đường ruột trước các vi khuẩn gây bệnh như tiêu chảy, kiết lị… Sau đó, những vi khuẩn Probiotics này sẽ bám trụ bề mặt thành ruột, bảo vệ ruột trước các đợt tấn công của vi khuẩn gây bệnh tiếp theo. Probiotics sẽ kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn. Những vi khuẩn Probiotics này có hoạt động chống lại những vi khuẩn có hại. Đó là sự ngăn chặn hoạt động của một số vi khuẩn như Serratia marcescens, Proteus vulgaris, Escherichia coli, Salmonella typhosa, Salmonella schottmuelleri, Shigella dysenteriae, Shigella paradysenteriae, Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococus auerus, Vibrio comma…

Tóm lại, Probiotics một thành quả khoa học, một thành quả của công nghệ sinh học. Nó đang được ứng dụng rộng rãi vào đời sống con người bởi vì tính hợp lý và hiệu quả mà nó mang lại. Trên quan điểm về an toàn sinh học, an toàn thiết thực thì Probiotics đang chiếm thế thượng phong so với một số phương cách khác. Vì rằng, tính hiệu quả của Probiotics là sự điều hoà tự nhiên không làm tồn dư kháng sinh, tồn dư tác hại trong sinh vật chủ.

Như vậy, nghiên cứu phát triển và ứng dụng Probiotics vào cuộc sống là một công việc cần được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa. Có như vậy mới tiếp tục hoàn thiện Probiotics nhằm đem lại hiệu quả cao hơn, chất luợng cuộc sống ngày được cao hơn, an toàn hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của con người. Có thể nói, đây là bản chất tự nhiên trung hoà bản chất tự nhiên, là sự tác động thân hữu của con người vào tự nhiên, từ đó mở ra một chiến lược phát triển bền vững và an toàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sữa chua men sống từ đậu nành (Trang 29 - 32)