Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 54)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng 95.375 ha, gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh. Phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Phía Tây, Tây Nam và phía Nam giáp hai huyện Đakrơng và A Lƣới. Phía Đơng và Đơng Nam giáp hai huyện Quảng Điền và Hƣơng Trà. Phía Đơng Bắc giáp biển Đông với đƣờng bờ thẳng tắp theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam trên chiều dài gần 16 km.

40

Có quốc lộ 1A và tuyến đƣờng sắt xuyên Việt chạy dọc theo chiều dài của huyện (17 km) với 02 ga Hiền Sỹ và Phò Trạch tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc giao lƣu hàng hóa trên trục Bắc – Nam và trục hành lang kinh tế Đông – Tây trong tƣơng lai.

Huyện lỵ Phong Điền nằm ở trung tâm huyện, có địa hình cao ráo, không gian rộng rãi, với nhiều yếu tố thuận lợi để mở rộng, phát triển thành một đơ thị có quy mơ cả về kết cấu hạ tầng, dân cƣ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ.

Vị trí địa lý của huyện là một thế mạnh tạo cho huyện những điều kiện thuận lợi để phát triển một nền sản xuất hàng hóa với những ngành mũi nhọn đặc thù, tuy nhiên là một trong những huyện ở xa trung tâm tỉnh (Thành phố Huế) nên bộc lộ một số hạn chế, thách thức, đặt ra cho huyện nhiệm vụ hết sức nặng nề để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội phải mở rộng liên kết kinh tế trong tỉnh, trong vùng, đƣa nền kinh tế huyện nhanh chóng hịa nhập xu thế chung, khơng bị tụt hậu so với tồn tỉnh.

b. Địa hình, địa mạo

Lãnh thổ Phong Điền trải rộng theo hƣớng tây nam - đông bắc từ Trƣờng Sơn ra tận biển Đơng với chiều dài gần 46km, hình thành một vùng đất, có đầy đủ cả núi đồi, đồng bằng và vùng ven biển.

- Núi đồi chiếm gần 70% diện tích tự nhiên của huyện. Núi cao trung bình (từ 750 - 1.666m) chiếm một diện tích nhỏ phía cực tây, cịn đại bộ phận là núi thấp (từ 100 - 750m trên mực nƣớc biển) trải dần ra phía đơng. Địa hình đồi có độ cao từ 10 - 100m, phân bố từ rìa núi thấp phía tây đến Quốc lộ 1A (chiều tây - đông), và từ ranh giới Quảng Trị đến sông Bồ (chiều bắc - nam).

- Đồng bằng Phong Điền đại bộ phận phân bố ở vùng phía đơng Quốc lộ 1A, phía tây chỉ chiếm một phần nhỏ. Đồng bằng có hai loại: đồng bằng thềm biển và đồng bằng phù sa. Đồng bằng thềm biển chạy từ bắc vào nam

41

dài khoảng 18-19km, từ tây sang đông rộng khoảng 5-6 km, chiếm diện tích 10.470 ha. Đồng bằng phù sa phân bố dọc hai bờ sơng Ơ Lâu ở phía bắc, đơng bắc huyện và các nhánh sơng Bồ ở phía nam huyện.

- Vùng ven biển vùng bờ biển cát chạy theo hƣớng tây bắc – đông nam, từ làng Trung Đồng (giáp Quảng Trị) đến xã Điền Hải và Phong Hải (giáp ranh Quảng Điền) dài gần 16km, cao độ 28-30m, rộng 3.000 đến 5.000m. Do gió biển, vùng này thƣờng xun hình thành những cồn cát di động.

c. Khí hậu, thời tiết

Phong Điền mang đặc điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, có nền tảng chung với khí hậu cả nƣớc. Đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên do tác động chắn gió của địa hình Trƣờng Sơn mà khí hậu Phong Điền có những nét độc đáo, khơng giống so với khí hậu cả phía Bắc lẫn phía Nam.

- Gió: Phong Điền có hai mùa gió chính là gió mùa Đơng và gió mùa Hè. Gió mùa Đơng (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) hƣớng tây bắc và đông bắc, mang lại thời tiết xấu, lạnh và gây mƣa. Gió mùa Hè (từ tháng 3,4 đến tháng 9) cịn gọi là gió Lào mang lại thời tiết khơ nóng. Ngồi ra có gió Đơng và Đơng Nam (tức Nồm) đem lại thời tiết tốt trong các tháng chuyển tiếp 3-4, 8-9, và ngay cả trong mùa Đơng, giữa hai đợt gió chính.

- Mƣa: Phong Điền là huyện có lƣợng mƣa trung bình năm gần 3.000 mm. Lƣợng mƣa trong năm tập trung chủ yếu vào mùa mƣa chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm đến 72-75% lƣợng mƣa năm. Tám tháng còn lại chỉ chiếm 25-30%. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng ngập lụt vào mùa mƣa và thiếu nƣớc, khô hạn vào mùa hè.

- Nhiệt độ: Phong Điền - Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ cao, trung bình 20-25oC, trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 19-20oC, tháng nóng nhất (tháng bảy) là 29,4oC. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè đạt 40-41oC, thấp nhất vào mùa Đông xuống 8-9o

42

- Bão, dông, lốc, sƣơng mù: Phong Điền chịu ảnh hƣởng của bão nhiều nhất vào tháng 9 (35%), tháng 10 (28%) và tháng 8 (18%). Có năm khơng có cơn bão nào, nhƣng có năm 3-4 cơn liên tiếp.

Ngồi bão cịn có dơng là hiện tƣợng phóng điện (sấm sét) thƣờng xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9, nhiều nhất là tháng 5. Dông thƣờng kèm theo mƣa rào, đơi khi có gió mạnh. Vào mùa Hè cũng thƣờng có lốc nhất là khi có gió tây khơ nóng. Sƣơng mù cũng là hiện tƣợng phổ biến ở Phong Điền.

Nhìn chung, khí hậu thời tiết của huyện khá phù hợp với sinh trƣởng, phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Tuy nhiên, cần chú ý do mùa mƣa trùng với mùa có gió báo sẽ gây ra lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng trong huyện. Mùa khô lại kéo dài, mƣa ít, chịu ảnh hƣởng của gió tây, gây ra khơ hạn kéo dài,… gây ảnh hƣởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp.

d. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất: Đất đai của Phong Điền, do đặc điểm địa hình đa dạng nhƣ trên cũng hình thành nhiều loại:

- Đất cồn cát ven biển: chiếm khoảng 4.955ha, phân bố ở các xã vùng

Ngũ Điền và Phong Hải, chủ yếu là cát chiếm đến 99%.

- Đất cát bãi bằng: chiếm diện tích rộng lớn trên 10.470ha, phân bố ở các xã Phong Hiền, Phong Thu, Phong Hịa, Phong Bình và Phong Chƣơng.

- Đất mặn phèn: diện tích hạn chế, hình thành dọc phá Tam Giang thuộc địa phận các xã Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải, Phong Hải (cát chiếm 86%).

- Đất phù sa các loại: đƣợc bồi tụ hằng năm, độ phì cao tốt cho lúa nƣớc, phân bố dọc bờ sơng Ơ Lâu và sông Bồ.

- Đất xám vàng các loại: phát triển trên nhiều loại đá khác nhau nhƣ đá granit, đá phiến sét, đá sa thạch, đá mác ma và đất xám bạc màu ở các xã Phong Thu, Phong An, Phong Mỹ, Phong Xuân và Phong Sơn.

43

Tài nguyên đất của Phong Điền khá đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng, song tính chất khơng đồng đều ấy tạo ra sự canh tác phân tán manh mún, điều kiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa gặp khó khăn.

* Tài nguyên nƣớc:

Có 2 con sơng lớn chảy qua lãnh thổ của huyện:

- Sơng Ơ Lâu có diện tích 900 km2, sơng chính dài 66 km, độ cao đầu nguồn 900 m trên mực nƣớc biển, độ dốc trung bình 13,1 m/km. Ơ Lâu hằng năm đổ vào phá Tam Giang một lƣợng trung bình 576 triệu m3

nƣớc, trong đó bốn tháng mùa mƣa lũ chiếm 424 triệu m3

(73,6%) và tám tháng còn lại chỉ 152 triệu m3 (26,4%).

- Sông Bồ là một nhánh lớn của sông Hƣơng, bắt nguồn từ vùng núi phía nam huyện A Lƣới trên độ cao 900m, sơng có chiều dài 94km, diện tích lƣu vực 938km2

.

Ngồi ra cịn có các sơng nhánh, các ao, hồ, các trằm, bàu,… phân bố khá dày đặc, đảm bảo đủ lƣợng nƣớc phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, về mùa khơ do nắng nóng, khơ hạn nên lƣợng nƣớc giảm đáng kể ảnh hƣởng đến sản xuất.

* Tài nguyên rừng, thảm thực vật và động vật:

Do điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, địa hình phân hóa gồm cả bờ biển, đầm phá, đồng bằng và đồi núi, nên thảm thực vật Phong Điền khá đa dạng, phong phú và xanh tốt. Từ núi xuống biển, do khác nhau về điều kiện sinh thái, hình thành những thảm thực vật khác nhau:

- Thảm thực vật vùng núi: Phân bố tại tây nam Phong Mỹ, Phong Xuân và Phong Sơn. Theo địa hình từ thấp lên cao: từ 100m đến 800m là rừng nhiệt đới ẩm và từ 800m lên đến 1.800m là rừng á nhiệt đới ẩm. Hiện nay, theo số liệu điều tra ban đầu của Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, đã phát hiện đƣợc 597 loài thực vật bậc cao, trong đó có 175 lồi cho gỗ, 159 loài làm

44

thuốc, 41 loài làm cảnh. Một khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích 41.548 ha trên lãnh thổ rừng tây Phong Điền đã đƣợc dự kiến thành lập.

- Thảm thực vật vùng đồi: Thảm thực vật tự nhiên ở vùng đồi Phong Điền mà phần lớn là lau lách, sim mua, tràm chổi đã bị thu hẹp và thay dần bằng các cây trồng nông nghiệp và các khu rừng trồng, ngày càng mở rộng.

- Thảm thực vật tự nhiên còn lại trên đất mỏng hay sỏi sạn là các trảng cây bụi chỉ cao từ 1-2m gồm sim mua, các cây họ thầu đâu, họ bứa,… Ven thung lũng sơng Ơ Lâu qua vùng đồi cịn có nhiều rừng tre nứa thứ sinh, cao từ 5-12m, đƣờng kính từ 5-15cm, phổ biến là tre gai, lồ ơ, tre ven, hóp gai.

- Thảm thực vật vùng ven biển: Nằm trên dải bờ biển thuộc xã Ngũ Điền và Phong Hải. Thành phần và cấu trúc giống rú cát nội đồng, độ phủ dày, có tác dụng trong việc hạn chế cát bay, cát chảy xuống vƣờn tƣợc, ruộng đồng.

Cũng nhƣ thực vật, động vật Phong Điền khá đa dạng và phong phú. Quá trình sinh sống và phát triển của động vật cũng gắn liền với môi trƣờng sinh thái tự nhiên. Ở mỗi môi trƣờng khác nhau, động vật cũng khác nhau.

- Động vật ở vùng rừng núi phía tây: Tại khu bảo tồn thiên nhiên (41.548ha) trong khu hệ động vật vùng núi tây Phong Điền, đã phát hiện đƣợc 44 loài thú, 172 lồi chim, 53 lồi bị sát và ếch nhái, 143 loài bƣớm.

- Động vật ở vùng gị đồi: Do mơi trƣờng sinh thái kém thuận lợi, cảnh quan tự nhiên đƣợc thay thế dần bằng cảnh quan nhân tạo nên động vật vùng đồi kém phong phú về thành phần và giống loài so với vùng núi phía tây. Thƣờng gặp là chồn, thỏ, nai, các lồi chuột và bị sát nhƣ rắn, rùa,…

- Động vật ở vùng cát nội đồng: Động vật ở vùng này có những nét độc đáo và phong phú. Trên mặt đất có chồn, thỏ, các lồi bị sát nhƣ rắn học trò, rắn ráo,… Dƣới mặt đất có kỳ nhơng, dế, rầy…Ở các trằm, bàu có le le, vịt trời, chim cuốc, cị, vạc… Vùng này cũng có nhiều lồi chim nhƣ chim sơn ca, chim cu, chim cút, chiếp mào, chèo bẻo, chim khách, chim đa đa,…

45

- Động vật vùng đất ngập nƣớc của sơng Ơ Lâu: Trên lãnh thổ thuộc các xã Điền Hòa, Điền Hải và Phong Chƣơng, là vùng cửa sơng Ơ Lâu, một trong ba vùng có chim nƣớc tập trung với mật độ cao. Các đàn ngỗng trời, vịt trời có thể trên ngàn con, đặc biệt sâm cầm có đàn tới 2-3 ngàn con. Các lồi thƣờng trú có choi choi, chắt, nhàn đen, nhạn, chìa vơi, chích, sẻ đồng,… Trong các sông suối, ao hồ, trằm bàu, đầm phá, ruộng nƣớc có vơ số các lồi thủy sản. Các loài cá từ lớn đến bé nhƣ cá tràu, cá trê, cá leo, cá gáy, cá diếc, cá phát lát, cá bống, cá rô, cá thia, cá mại, cá cấn,… Bên cạnh là tôm, tép, rạm đồng, lƣơn, chạch, ếch cho đến ngao, trìa, ốc, hến,… Ngày nay, do nhiều nguyên nhân, nguồn thủy sản tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)