Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 60)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Qua bảng 2.3 ta thấy, năm 2011, tổng giá trị sản xuất của huyện là 2.950.757 triệu đồng. Năm 2012 tổng giá trị sản xuất tăng lên 3.663.288 triệu đồng. Năm 2013 tổng giá trị sản xuất tiếp tục tăng lên 4.009.013 triệu đồng. Đến năm 2014, giá trị sản xuất của huyện là 4.306.130 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản là 1.282.301 triệu đồng; khu vực công nghiệp và xây dựng là 1.733.123 triệu đồng và khu vực dịch vụ là 1.290.706 triệu đồng.

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất huyện Phong Điền thời kỳ 2011 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nông, Lâm và thủy sản 933.579 1.350.576 1.334.933 1.282.301 Công nghiệp và xây dựng 1.175.853 1.327.385 1.576.438 1.733.123 Dịch vụ 841.325 985.327 1.097.642 1.290.706 Tổng 2.950.757 3.663.288 4.009.013 4.306.130

48

Tổng giá trị sản xuất của huyện Phong Điền tăng mạnh qua các năm trong giai đoạn 2011 – 2014. Trong đó, ngành nơng – lâm – thủy sản có sự giảm nhẹ và thay vào đó là sự tăng lên giá trị sản xuất của công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 – 2014 đạt 45,93 %/năm. Trong đó: ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 37,35%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 47,39%; ngành dịch vụ tăng 53,41%.

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện Phong Điền thời kỳ 2011 – 2014

Đơn vị tính: %/năm

Các chỉ tiêu 2012-2011 2013-2012 2014-2013 2014-2011 Nông, Lâm và thủy sản 44,67 -1,16 -3,94 37,35 Công nghiệp, xây dựng 12,89 18,76 9,94 47,39 Dịch vụ 17,12 11,40 17,59 53,41 Tổng 24,15 9,44 7,41 45,93

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Phong Điền 2011 – 2014

Có thể nói kinh tế huyện Phong Điền trong những năm qua tăng trƣởng rất nhanh và đều. Tăng trƣởng của khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ thƣơng mại đã góp phần thúc đẩy tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế toàn huyện.

b. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phong Điền thời kỳ 2011 – 2014 có sự biến động nhƣ sau: Tỷ trọng nông – lâm – thủy sản giảm từ 31,64% năm 2011 xuống còn 29,78% năm 2014; ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 39,85% năm 2011 lên 40,25% năm 2014; ngành dịch vụ tăng từ 28,51% năm 2011 lên 29,97% năm 2014. Điều này đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu 2.5

49

Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế huyện Phong Điền thời kỳ 2011 – 2014

Đơn vị tính: % Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 31,64 36,87 33,30 29,78 Công nghiệp và xây dựng 39,85 36,23 39,32 40,25 Dịch vụ 28,51 26,90 27,38 29,97 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Phong Điền 2011 – 2014

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế huyện Phong Điền trong những năm gần đây đã chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ giảm tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, tuy nhiên mức tăng giảm chƣa cao.

c. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

- Thủy lợi: đến năm 2011, tồn huyện có 7 hồ đập, 10 trạm bơm kiên cố, 8 trạm bơm điện bán kiên cố đảm bảo tƣới tiêu chủ động trong vụ đông xuân là 40% (6.200 ha) và vụ hè thu là 32% (5.260 ha) diện tích canh tác tồn huyện. Trong nhiều năm vừa qua huyện rất chú trọng đến công tác thủy lợi, đã có đầu tƣ tu sửa, nâng cấp hệ thống các cơng trình thủy lợi và đã mang lại hiệu quả thiết thực; cơ cấu cây trồng thay đổi, hệ số sử dụng đất, năng suất lúa và một số cây trồng tăng lên.

Tuy nhiên, do hệ thống các cơng trình thủy lợi đƣợc xây dựng chƣa hồn thiện và cịn nhiều hạn chế trong quản lý cũng nhƣ kỹ thuật vận hành làm cho các cơng trình ngày một xuống cấp nghiêm trọng không đáp ứng đƣợc nhu cầu tƣới tiêu.

50

- Giao thơng: Phong Điền có mạng lƣới giao thông khá thuận lợi với tổng chiều dài là 545 km, nơi đây có đủ các yếu tố của một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại nhƣ: Đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, thông tin liên lạc, điện,… Đƣờng sắt Bắc Nam đi qua địa phận huyện dài 15km với hai ga: Phò Trạch và Hiền Sĩ. Đƣờng bộ gồm quốc lộ 1A dài 17 km, các trục đƣờng tỉnh lộ cũng đƣợc mở rộng và hầu hết đƣợc rải nhựa, đảm bảo chất lƣợng thuận tiện cho việc vận chuyển ô tô lớn, tỉnh lộ 11B đã đƣợc nâng cấp và cải tạo đảm bảo vận chuyển hàng ngày. Đại bộ phận các đƣờng liên thôn xã đƣợc rãi nhựa hoặc bê tông hóa. Đặc biệt là huyện có hai tuyến đƣờng sơng lớn: tuyến Điền Hải – Phong Mỹ dài 47 km và tuyến An Lỗ - Phong Sơn dài 23km, là một thuận lợi lớn cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa giữa ba vùng: vùng đầm phá, vùng đồng bằng, vùng gò đồi của huyện.

Bảng 2.6: Chiều dài các tuyến đƣờng trên địa bàn huyện Phong Điền

Các chỉ tiêu Đơn vị Số liệu 1. Chiều dài tuyến Km 545

- Đƣờng quốc lộ 1A Km 17 - Đƣờng quốc lộ 49 Km 28 - Đƣờng tỉnh lộ 4 Km 6 - Đƣờng tỉnh lộ 11 Km 24 - Đƣờng liên xã Km 135 - Đƣờng liên thôn Km 320 2. Mật độ đƣờng Km/km2 0,75 3. Tỷ lệ đƣờng nhựa % 5,60

51

Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, lãnh thổ bị chia cắt thành nhiều khu vực khác nhau đã gây nên một số khó khăn nhất định trong giao thơng đƣờng bộ cũng nhƣ việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong mấy năm gần đây, bằng nhiều nguồn vốn huyện đã tập trung đầu tƣ, nâng cấp các tuyến đƣờng chính: An Lỗ - Phong Sơn – Phong Xuân; Mỹ Chánh – Vân Trình – Điền Hƣơng – Điền Hải – Phong Hải,… Tuy nhiên, tỷ lệ đƣờng nhựa 5,60 % và mật độ đƣờng 0,75 km/km2 là thấp so với yêu cầu đảm bảo giao thông, đi lại thơng suốt giữa các vùng thì khối lƣợng các tuyến đƣờng cần đƣợc nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới là rất lớn.

- Nƣớc sinh hoạt: Chƣơng trình nƣớc sạch đã đƣợc triển khai trên toàn huyện, có 6.392 hộ đƣợc dùng nƣớc sạch, đạt 30% tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch.

- Hệ thống cấp điện: có 100% số xã, thị trấn trong huyện có điện lƣới, 98,5% số hộ đƣợc sử dụng điện.

- Thông tin liên lạc: Bƣu chính viễn thơng của huyện phát triển với tốc độ nhanh, mở rộng về quy mô và diện phục vụ với nhiều loại hình dịch vụ mới. Hệ thống bƣu chính viễn thơng có 1 bƣu điện trung tâm huyện, 5 bƣu cục và 13 điểm văn hóa xã và một số cơng trình khác. Đến nay, 100% số xã, thị trấn có điện thoại, 100% số xã đã có báo đọc hàng ngày; dịch vụ internet cũng đƣợc phát triển khá.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)