Tình hình thâm canh trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 80 - 83)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG

2.2.5. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp

Để biết đƣợc tình hình thâm canh trong nơng nghiệp của huyện Phong Điền thời gian qua nhƣ thế nào cần dựa vào số liệu ở bảng 2.20.

- Đối với nơng nghiệp, đã trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị nhằm nâng cao trình độ cơ giới hóa các khâu quan trọng trong sản xuất. Hầu hết các loại trang thiết bị cho ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp của huyện tăng nhanh trong thời kỳ 2011-2014 từ gấp 0,70 đến 15,98 lần. Chỉ có xe cơng nông các loại giảm từ 43 chiếc năm 2011 xuống còn 30 chiếc vào năm 2014. Do xe công nông đƣợc lắp ghép không đồng bộ bởi những loại phụ tùng khác nhau nên khơng an tồn trong tham gia giao thơng, thay vào đó là ơ tơ vận tải các loại tăng rất nhanh từ 28 chiếc năm 2011 lên 65 chiếc vào năm 2014, tăng 3,2 lần và tàu thuyền vận tải có động cơ đã tăng từ 129 chiếc năm 2011 lên 152 chiếc vào năm 2014, tăng 1,18 lần. Năm 2011, toàn huyện có 367 đầu máy kéo và máy cày; 199 máy tuốt lúa có động cơ; 245 máy xay xát, máy nghiền; 234 máy bơm nƣớc (kể cả máy bơm đƣợc sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày). Đến năm 2014, số lƣợng máy móc này đƣợc tăng lên tƣơng ứng là 2,46 lần nâng tổng số đầu máy kéo của tồn huyện lên 903 chiếc; máy tuốt lúa có động cơ là 412 chiếc, tăng 2,07 lần; máy xay xát, máy nghiền là 347 chiếc, tăng 1,142 lần; máy bơm nƣớc là 3.740 chiếc, tăng 15,98 lần. Ngành thủy sản đã đƣợc trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị và đặc biệt là tàu thuyền đánh cá có động cơ, năm 2011 tồn huyện có 290 tàu nhƣng đến năm 2014 số tàu đánh cá có động cơ tăng lên 1,73 lần nâng tổng số tàu đánh cá có động cơ của huyện lên 502 chiếc. Qua đó, cho chúng ta thấy rằng sản xuất nông, lâm và ngƣ nghiệp ở Phong Điền đã từng bƣớc đƣợc cơ giới hóa và hiện đại hóa.

72

Bảng 2.20: Trang bị máy móc thiết bị của ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở huyện Phong Điền thời kỳ 2011 – 2014

Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2014 Tốc độ phát triển 2014/2011 (lần) 1. Ơ tơ vận tải các loại Chiếc 28 65 2,32 2. Xe công nông các loại Chiếc 43 30 0,70 3. Tàu thuyền vận tải có động cơ Chiếc 129 152 1,18 4. Tàu thuyền đánh cá có động cơ Chiếc 290 502 1,73 5. Đầu máy kéo và máy cày Cái 367 903 2,46 6. Máy tuốt lúa có động cơ Cái 199 412 2,07

7. Máy xay xát, máy nghiền Cái 245 347 1,42 8. Máy bơm nƣớc (kể cả dùng trong sinh hoạt) Cái 234 3740 15,98

73

- Diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện giảm dần từ năm 2011 đến năm 2014. Năm 2011, diện tích gieo trồng cây hàng năm là 14.992 ha; năm 2012 là 14.990 ha; năm 2013 là 14.994 ha và năm 2014 diện tích gieo trồng cây hàng năm tiếp tục giảm cịn 14.831 ha. Trong khi đó diện tích gieo trồng cây lâu năm lại tăng lên. Năm 2011, diện tích gieo trồng cây lâu năm là 2.003 ha; năm 2012 là 2.053 ha; năm 2013 là 2.071 ha và năm 2014 diện tích gieo trồng cây lâu năm tăng lên 2.214 ha. Điều này đƣợc thể hiện qua những số liệu trong bảng 2.21.

Bảng 2.21: Quy mơ diện tích cây trồng huyện Phong Điền thời kỳ 2011 - 2014

Đơn vị tính: Ha Mục đích sử dụng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Diện tích gieo trồng cây hàng năm 14.992 14.990 14.944 14.831 Diện tích gieo trồng cây lâu năm 2.003 2.053 2.071 2.214

Tổng 16.995 17.043 17.014 17.045

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Phong Điền 2011 – 2014

Qua số liệu trong bảng 2.22 ta thấy: Trong giai đoạn năm 2011 - 2014, diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm xuống trong khi diện tích gieo trồng cây lâu năm lại tăng lên mạnh. Tốc độc tăng diện tích cây trồng năm 2014 so với năm 2011 của tồn huyện là 0,29 %, trong đó, diện tích gieo trồng cây lâu năm là 10,54%.

Tốc độ tăng diện tích gieo trồng cây lâu năm của huyện Phong Điền trong những năm trở lại đây khá lớn, điều này cho thấy ngành trồng trọt của huyện Phong Điền đang đƣợc phát triển theo xu hƣớng chú trọng vào cây lâu năm.

74

Bảng 2.22: Tốc độ tăng diện tích cây trồng Phong Điền thời kỳ 2011 – 2014

Đơn vị tính: % Mục đích sử dụng 2012- 2011 2013- 2012 2014- 2013 2014- 2011 Diện tích gieo trồng cây hàng năm -0,01 -0,31 -0,76 -1,08 Diện tích gieo trồng cây lâu năm 2,48 0,88 6,93 10,54 Tổng 0,28 -0,17 0,18 0,29

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Phong Điền 2011 – 2014

- Chƣơng trình chuyển giao kỹ thuật: hàng năm tập huấn cho hàng ngàn lƣợt ngƣời tham gia chuyển giao kỹ thuật, tham gia các loại giống cây có năng suất cao; đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất và đời sống của nơng dân; góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni, thâm canh tăng vụ cho năng suất cao.

Tóm lại, vấn đề thâm canh trong sản xuất nông nghiệp huyện Phong Điền thể hiện các hạn chế chủ yếu: việc đầu tƣ cơ giới hóa vào các khâu sản xuất chƣa nhiều và thiếu đồng bộ, lực cản của vấn đề này cơ bản do lực lƣợng lao động trong nơng nghiệp cịn nhiều. Việc giải phóng lao động ra khỏi khu vực nơng nghiệp sẽ là giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy việc cơ giới vào thay sức ngƣời trong sản xuất nông nghiệp vào những năm đến. Biện pháp này sẽ đi cùng với chuyển đổi kinh tế nông thôn, phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp tại nông thôn và nâng cao thu nhập của các hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)