CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 95)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.1. Phát triển các cơ sở sản xuất

a. Củng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ

Để có kinh tế hộ phát triển bền vững, cần có sự hội đủ những điều kiện sản xuất và tiêu thụ nông sản nhƣ: đất đai, lao động, vốn, khoa học – kỹ thuật công nghệ mơi, vốn và thị trƣờng. Nên cần thiết phải thực hiện những giải pháp cụ thể là:

- Khuyến khích nơng hộ tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, tích tụ đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại. Tận dụng tốt thời gian nhàn rỗi tăng cƣờng sản xuất để có đủ lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo,… từng bƣớc các nông hộ nhỏ liên kết lại tăng quy mô sản xuất, trao đổi kinh nghiệm. quản lý kinh tế hộ,…

- Cải thiện môi trƣờng, tâm lý, tƣ tƣởng và pháp lý về vai trị, vị trí và quan hệ kinh tế của gia định với đời sống kinh tế - xã hội. Coi trọng nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất tiến bộ cho nơng dân.

- Nâng cao tích lũy và tiết kiệm của kinh tế hộ, tăng cƣờng cung cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ kỹ thuật – khuyến nông cho nông hộ.

- Kết hợp tốt giữa sản xuất và chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm hàng hóa của kinh tế nơng hộ để có đƣợc sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

87

- Thực hiện phổ biến các mơ hình sản xuất có kết quả phù hợp ở 3 vùng cho các hộ để tăng cƣờng sản xuất nông nghiệp nhƣ mơ hình VA, VAC, VACR,…

- Phát triển nông nghiệp các hộ theo hƣớng ai giỏi nghề gì thì làm nghề ấy; kết hợp tốt giữa sản xuất với chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm hàng hóa của kinh tế nơng hộ để có đƣợc sức cạnh tranh trên thị trƣờng; khuyến khích các hộ nơng dân chuyển sang phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp và nông thôn.

b. Phát triển kinh tế trang trại

- Thực hiện quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp đến từng thửa đất ở địa bàn các xã, thị trấn; xác định cụ thể vùng chuyên canh trồng rau, chăn nuôi, cây ăn quả, cây cơng nghiệp, rừng.

- Hồn thiện và cải cách thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại.

- Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo mơ hình nơng, lâm, thủy sản kết hợp.

- Ƣu tiên phát triển trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Tăng cƣờng đầu tƣ cho vay vốn các dự án trang trại.

- Tổ chức cung cấp thông tin thị trƣờng và khuyến cáo khoa học – kỹ thuật để giúp các trang trại định hƣớng sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện chƣơng trình đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các chủ trang trại về thị trƣờng, kỹ năng kinh doanh, hƣớng dẫn lập kế hoạch sản xuất và lập dự án.

- Tăng cƣờng liên kết kinh tế, thành lập các hội nghề nghiệp để trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng khoa học – kỹ thuật, quản lý, thông tin thị trƣờng, tiếp đến sẽ vận động thành lập hợp tác xã trang trại mà xã viên là các chủ trang trại.

88

- Tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng của trang trại, từng bƣớc chuyển sang chun mơn hóa hơn theo phƣơng châm “sản xuất hàng hóa theo hƣớng cung cấp những gì thị trƣờng cần”.

c. Phát triển hợp tác xã

- Phát triển các hợp tác xã mới đa dạng trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, xuất phát từ nhu cầu của hộ nơng dân, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề trên địa bàn các xã.

- Nghiên cứu xây dựng mơ hình hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm để tạo động lực phát triển, tăng sức hấp dẫn của kinh tế tập thể.

- Đa dạng hóa hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể (có sở hữu của pháp nhân, tập thể, thể nhân). Phát triển các loại hình doanh nghiệp trong hợp tác xã và các hình thức liên hiệp hợp tác xã.

- Hình thức các hình thức hợp tác dƣới dạng hội, hiệp hội ngành nghề để giúp nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

- Chấn chỉnh lại nhận thức về bản chất, mơ hình hợp tác xã. Làm rõ lợi ích và lợi thế của hợp tác xã sẽ tạo động lực cho xã viên, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự giác thành lập hợp tác xã.

- Khuyến khích huy động cổ phần và nguồn vốn của xã viên để không ngừng tăng thêm vốn đầu tƣ phát triển hợp tác xã.

- Sát nhập, hợp nhất các hợp tác xã nơng nghiệp có quy mơ sản xuất nhỏ, hoạt động kém hiệu quả thành hợp tác xã có quy mơ lớn để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Khuyến khích thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác chuyên ngành để hỗ trợ cùng nhau phát triển.

89

- Các hợp tác xã thành lập mới trên địa bàn huyện cần tập trung vào các loại hình chủ yếu sau: hợp tác xã mua bán, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ nơng nghiệp, tín dụng,…

d. Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp

- Trên cơ sở các doanh nghiệp đang hoạt động cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này mở rộng quy mô sản xuất, phƣơng hƣớng hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nơng thơn, khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tƣ trên tất cả các lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tƣ, ƣu tiên cho doanh nghiệp thu hút nhiều lao động nông thôn tại địa phƣơng.

- Kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ nguyên liệu trên địa bàn huyện. Sự phát triển và nâng cao công suất của các doanh nghiệp đã tạo niềm tin cho nhân dân yên tâm đầu tƣ sản xuất, tạo cùng nguyên liệu để cung cấp cho các nhà máy hoạt đông

- Tiến hành quy hoạch để tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp bằng việc dành quỹ đất xây dựng các cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nông nghiệp thuê, phát triển sản xuất.

- Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nơng nghiệp, nông thôn trên địa bàn về miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất.

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

- Chuyển dịch theo hƣớng phát triển chun mơn hóa và tập trung hóa. Chỉ có chuyển dịch theo hƣớng thành lập các vùng chuyên canh thì mới có khả năng tập trung hóa trong sản xuất nơng nghiệp và đây cũng là tiền đề để phát triển nền nông nghiệp huyện Phong Điền theo hƣớng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa.

90

- Chuyển dịch theo hƣớng lựa chọn các cây trồng, vật nuôi phù hợp với thị trƣờng: Tập trung quy hoạch lại sản xuất theo hƣớng giảm dần diện tích sản lƣợng lúa bấp bênh, kém hiệu quả; Đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

- Chuyển dịch nông nghiệp kết hợp với chuyển dịch lao động nông thôn sang hoạt động phi nông nghiệp. Để thu hút lao động từ nơng nghiệp, ngồi việc phát triển công nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, phát triển làng nghề, huyện Phong Điền cần tập trung phát triển các hoạt động dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, các hoạt động thƣơng mại và dịch vụ gắn liền với chuỗi ngành hàng nông sản.

- Chuyển dịch theo hƣớng phát triển nông nghiệp hữu cơ, bảo vệ môi trƣờng, nên nông nghiệp cần tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau:

+ Duy trì sản xuất 2 vụ lúa thay vì sản xuất 3 vụ lúa, để đất phục hồi độ màu mỡ và tránh mùa bão, lũ.

+ Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp và phát triển rộng khắp phƣơng pháp canh tác 3 giảm 3 tăng không chỉ trong sản xuất cây lúa (3 giảm trong sản xuất lúa tức là phải: giảm lƣợng giống gieo sạ, giảm lƣợng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lƣợng phân đạm; 3 tăng tức là: tăng năng suất lúa, tăng chất lƣợng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế) mà cả trong những loại cây trồng khác.

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với xử lý hầm bioga vừa bảo vệ mơi trƣờng vừa giảm chi phí sản xuất cho các hộ nơng dân. Phát triển chăn nuôi trong nông hộ có làm chuồng trại và phịng trừ dịch bệnh, khuyến khích phát triển chăn ni tập trung ở các trang trại.

- Cơ cấu sản xuất chuyển dịch tích cực thì nơng nghiệp mới chuyển đổi theo hƣớng gia tăng giá trị các nơng sản, q trình đó sẽ làm cho nơng nghiệp

91

liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế, chuyển dịch lao động nông nghiệp, tạo sự thay đổi tích cực trong đời sống cho nông dân.

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trƣờng để hỗ trợ nông dân tiếp cận với doanh nghiệp, thị trƣờng và ngƣợc lại. Ban hành các chính sách hỗ trợ khuyến khích liên kết hình thành các trang trại sản xuất quy mô tập trung theo hƣớng hàng hóa. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng với những điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn, thích hợp với biến đổi khí hậu.

3.2.3. Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp

a. Đất đai

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai đƣợc coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Từ thực trạng sử dụng đất đai cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua cho thấy có nhiều bất cập trong q trình khai thác và sử dụng nguồn đất phục vụ sản xuất. Để nơng nghiệp có đƣợc sự phát triển bền vững thì việc cần tập trung quản lý và sử dụng đất đai với các biện pháp:

- Thực hiện đánh giá đất đai theo số lƣợng, chất lƣợng và các điều kiện gắn với đất đai làm cơ sở khoa học cho việc phân loại, bố trí quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phƣơng.

+ Đất sản xuất nông nghiệp: Quy hoạch sử dụng ổn định và hợp lý quỹ đất hiện có, định hƣớng tăng thêm diện tích đất trồng cây cơng nghiệp, đất trồng cỏ, chăn nuôi đại gia súc và cải tạo diện tích mặt nƣớc đƣa vào nuôi trồng thủy sản.

+ Đất lâm nghiệp: Dự kiến bình quân hàng năm trồng mới 800-1.200 ha rừng. Đến năm 2020 ổn định diện tích đất lâm nghiệp khoảng 52-53 nghìn ha. Chuyển đổi một số diện tích đất lâm nghiệp sang đất ở phục vụ giãn dân, đất chuyên dùng phục vụ phát triển các ngành kinh tế.

92

+ Đất chuyên dùng: Đất chuyên dùng tăng khoảng 700 ha, đƣợc lấy từ khai hoang đất chƣa sử dụng và một phần chu chuyển từ đất nông nghiệp.

- Quy hoạch chi tiết sử dụng đất kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến địa bàn từng xã để sử dụng đất đai có kế hoạch và bố trí cây trồng phù hợp đến từng thửa đất.

- Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa để hình thành các vùng chuyên canh lớn khắc phục tình trạng manh mún, phân tán. Thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất, khuyến khích các hộ có vốn phát triển kinh tế trang trại, phát triển kinh tế hợp tác; khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động góp phấn đẩy nhanh quá trình tập trung ruộng đất.

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp và đất có khả năng nơng nghiệp, sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nơng nghiệp, tránh tình trạng sử dụng đất không đúng với mục đích và sản xuất khơng theo quy hoạch, chuyển đất sản xuất lƣơng thực sang đất ở, đất công nghiệp,…

- Đẩy mạnh thâm canh nơng nghiệp, đồng thời tích cực mở rộng diện tích đất bằng khai thác và tăng vụ.

- Đẩy nhanh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm cho mỗi mảnh đất đều có chủ thực sự, mỗi hộ gia đình, mỗi cá nhân đều có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trƣờng và hợp với yêu cầu của pháp luật. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ dân phát triển kinh tế trang trại, cho thuê đất đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ để phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao quyền sử dụng đất có quy mơ lớn chuyển sang phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng trang trại.

93

- Tăng cƣờng khai hoang, mở rộng diện tích đất cịn khả năng cho sản xuất nơng nghiệp ở từng vùng, từng xã trên cơ sở nâng mức đầu tƣ cho công tác khai hoang.

- Nâng cao hệ số sử dụng đất cũng nhƣ tăng năng suất của ruộng đất, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dƣỡng và cải tạo ruộng đất, tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với ruộng đất.

b. Lao động

- Phân bổ lao động hợp lý giữa các vùng là biện pháp quan trọng để sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Thực hiện việc phân bố lao động đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ lao động với các nguồn tài nguyên và tƣ liệu sản xuất sẵn có trong từng vùng khác nhau trên phạm vị toàn huyện, thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, mở thêm ngành nghề mới để thu hút lao động và giải quyết việc làm cũng nhƣ khai thác giệu quả thời vụ nông nhàn.

- Mở lớp tập huấn, đào tạo tập trung ngắn hạn cho những ngƣời sản xuất nông nghiệp và các chủ trang trại.

- Tăng cƣờng đào tạo nghề tại cơ sở và truyền nghề tại gia đình, vừa học vừa làm để phát triển đa dạng ngành nghề ở địa phƣơng, giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động dƣ thừa trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

-

lực một cách tồn diện. Nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông. Thực hiện các chính sách đào tạo, đào tạo lại, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, các ngành, đội ngũ quản lý trong các thành phần kinh tế, các nghệ nhân và thợ lành nghề; đào tạo nghề cho mọi đối tƣợng lao động. Huyện cần có chính sách thu hút nhân tài.

94

- nơng nghiệp. Tổ chức nhiều loại hình đào tạo. Phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh, huyện, thành phố Huế và các nhà đầu tƣ tổ chức đào tạo theo yêu cầu, đà

quá trình sản xuất tại cơ sở, truyền nghề tại chỗ. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật trƣởng, các chủ doanh nghiệp.

- Có chế độ đãi ngộ để thu hút l

- Thực hiện đúng lộ trình phổ cập giáo dục, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của lao động để thực hiện nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

- Tăng cƣờng cán bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xuống cơ sở để hồn thiện năng cao cơng tác điều hành sản xuất nông nghiệp. Chú trọng cơng tác quy hoạch, sử dụng, bố trí cơ cấu hợp lý đối với cán bộ có chun mơn, nghiệp vụ quản lý để nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành.

- Giải quyết vấn đề đất đai và đầu tƣ vốn theo chƣơng trình để phát triển hệ thống trang trại, mở rộng phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến,… để tạo việc làm, đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động, ổn định cƣ dân ở khu vực nông thôn.

- Đầu tƣ nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề ở khu vực nông thôn mới đáp ứng yêu cầu cho phát triển.

- Từng việc thực hiện giảm bớt lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)