Một số các phân đoạn dịch chiết sau HPLC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng chống oxi hóa, kháng viêm của cao chiết thực vật lấy từ một số bài thuốc trị gout của người việt trên dòng tế bào RAW (Trang 48 - 51)

Dƣợc liệu Dung môi Phân đoạn số Thời gian lấy (min)

Tía tơ Nƣớc

1 2-3,5

2 7,5-9

4 15-16,5 5 16,5-18 6 19-20 Dâu Nƣớc 1 1,5-2,5 2 2,5-4 3 16-17 4 17-18,5 5 19-20,5 6 22,5-24 Gắm Methanol 1 1,5-3 2 15,5-17 3 17-18,5 4 18,5-20 Nƣớc 1 1,5-3 2 3,5-5 3 47-48,5 Methanol 1 2-3,5 2 16,5-18 3 18-19,5

3.4. Đánh giá khả năng chống oxi hóa của các dịch chiết

Ở cùng một nồng độ ban đầu 33mg/ml, các dịch chiết từ lá tía tơ, lá lốt, dâu tằm và dây gắm đều có khả năng chống oxi hóa cao, nhiều dịch chiết có thể chống oxi hóa tới trên 80% nhƣ mẫu lá tía tơ chiết với dung mơi methanol và ethanol, tất cả các dịch chiết mẫu dây gắm, một số dịch chiết lá dâu tằm. Tuy nhiên, đối với một số dịch chiết nhƣ dịch chiết thiên niên kiện, chúng tôi không ghi nhận đƣợc khả năng chống oxi hóa ở tất các các dung mơi và các quy trình (Bảng 7). Khi so sánh giá trị IC50 của các dịch chiết với giá trị IC50 của Vitamin C, kết quả cho thấy, nhiều dịch chiết có giá trị IC50 tƣơng đƣơng hoặc thậm chí là thấp

hơn so với Vitamin C. Ví dụ nhƣ dịch chiết với nƣớc của lá lốt có IC50 là 0,74±0,03 mg/ml, thấp hơn nhiều so với IC50 của vitamin C với p<0,05. Trong khi đó, các dịch chiết khác của dâu tằm nhƣ dịch chiết với ethanol và methanol, giá trị IC50 đều lớn hơn so với vitamin C và giá trị IC50 của dịch chiết với methanol là lớn nhất 3,2±0,14 mg/ml.

Ngoài lá lốt, thổ phục linh cũng là loại dƣợc liệu đƣợc đánh giá có khả năng chống oxy hóa cao. Kết quả thử nghiệm từ các dịch chiết của Thổ Phục Linh cho thấy, dịch chiết ethanol của thổ phục linh có giá trị IC50 thấp nhất trong tất cả các dịch chiết đƣợc thử nghiệm trong nghiên cứu này, 0,8±0,01 mg/ml, các dịch chiết với methanol đều có giá trị IC50 tƣơng đƣơng với vitamin C. Kết quả này tƣơng tự với nghiên cứu của Chuan-li và cs (2014) khi đánh giả khả năng chống oxi hóa và kháng viêm của dịch chiết phenolic rễ thổ phục linh trên dòng tế bào RAW 264.7 [26]. Tuy nhiên, về thứ tự khả năng chống oxi hóa của các dịch chiết thổ phục linh, nghiên cứu của Yizhong Cai và cs (2004) khi khảo sát khả năng chống oxi hóa của 112 loại dƣợc liệu lại cho thấy dịch chiết với methanol của thổ phục linh có khả năng chống oxi hóa thấp hơn so với dịch chiết với nƣớc và thành phần phenolic chủ yếu trong hai loại dịch chiết này là flavan-3-ol và tannin [10].

Các dịch chiết tía tơ cũng cho thấy khả năng chống oxi hóa cao, đặc biệt là dịch chiết với nƣớc của tía tơ có giá trị IC50 là 0,67±0,00 mg/ml, thấp hơn nhiều so với giá trị IC50 của vitamin C (p<0,05). Bên cạnh đó, dịch chiết với methanol của tía tơ cũng có khả năng chống oxi hóa cao với IC50= 1,2±0,02 mg/ml. Trong khi đó, dịch chiết với ethanol của tía tơ cũng thể hiện khả năng chống oxi nhƣng chƣa cao khi so với vitamin C với IC50 là 4,4±0,14 mg/ml.

Từ thí nghiệm này có thể kết luận, đa số các dịch chiết của các dƣợc liệu đƣợc sử dụng đều có khả năng chống oxi hóa, đặc biệt, một số dịch chiết cho thấy khả năng chơng oxi hóa cao vƣợt trội nhƣ dịch chiết lá lốt với nƣớc, dịch chiết tía tơ với nƣớc, dịch chiết ethanol của thổ phục linh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng chống oxi hóa, kháng viêm của cao chiết thực vật lấy từ một số bài thuốc trị gout của người việt trên dòng tế bào RAW (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)