63 Minh Châu (2021), Xét xử trực tuyến vụ án dân sự có tính chất đơn giản, Báo điện tử Chính phủ
3.1.3. Thực tiễn triển khai xét xử trực tuyến trong tố tụng dân sự Việt nam
Mặc dù Việt Nam đã bắt đầu thừa nhận và tạo cơ chế cho phương thức xét xử trực tuyến, song thực tiễn cho thấy việc triển khai thực hiện xét xử theo phương thức này vẫn cịn khó khăn do những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực tế.
Thứ nhất, tốn kém kinh phí để vận hành hình thức xét xử trực tuyến
Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề áp dụng CNTT đổi mới bộ máy Nhà nước nhưng để đạt được mục tiêu mong muốn thì nước ta sẽ phải bỏ ra một khoản tài chính khổng lồ. Kể cả khi hình thức đổi mới này đi vào hoạt động sẽ nhanh chóng thu hồi lại vốn đầu tư thì khoản đầu tư ban đầu phải bỏ ra cũng là con số không hề nhỏ. Không những thế, dù là cơ quan thực hiện quyền tư pháp nhưng kinh phí đầu tư cho phát triển CNTT của Toà án cịn hạn hẹp chưa tương xứng với vị trí của mình. Chính vì vậy, nhiều hoạt động ứng dụng CNTT thực hiện khơng có hiệu quả do khơng đủ kinh phí duy trì hoạt động và nâng cấp thường xun.
Thứ hai, nhân lực Tòa án chưa đủ trình độ chuyên môn để xét xử trực tuyến
Xét xử theo hình thức đổi mới khơng thể triển khai trên nền tảng cơ sở vật chất cũ, yếu kém được. Địi hỏi phải nâng cấp tồn bộ hệ thống thiết bị phục vụ cho hoạt động của Tịa án. Ví dụ như các thiết bị quản lý, lưu trữ dữ liệu; các thiết bị điện tử lắp đặt trong phòng xử án; đường truyền Internet tốc độ cao… Mặc dù hiện nay, TANDTC đã cho trang bị hệ thống trực tuyến phục vụ cho các cuộc họp trực tuyến, tuy nhiên, rất khó cho các đơn vị Tịa án tự mình triển khai sử dụng hệ thống này vào xét xử trực tuyến, vì khơng thể đảm bảo tự thiết lập, vận hành cơ sở hạ tầng và bảo đảm kết nối ổn định.
Thẩm phán, thư ký Tịa án cũng địi hỏi phải thích nghi với cơng nghệ trực tuyến, bởi các kỹ năng, thao tác tham gia tố tụng trong phiên xử trực tuyến sẽ có khác biệt rất lớn với một phiên xử truyền thống. Hiện nay, những người được đào tạo chuyên nghiệp về pháp lý thì lại thiếu kiến thức về CNTT. Ngược lại, người có chun mơn CNTT lại hạn chế về kiến thức pháp lý.
Thứ ba, xét xét trực tuyến nhận được nhiều ý kiến trái chiều
Việc xét xử theo hình thức trực tuyến phần nào sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi của, đương sự. Bởi lẽ, khi xét xử trực tuyến, bị cáo, các bên đương sự, người liên quan ít nhiều bị hạn chế trình bày các lập luận, ý kiến của mình cũng như khả năng tương tác với nhau trong phiên xử. Chưa đề cập đến việc khi xét xử trực tuyến, nếu có đương sự nào “cố tình” vắng mặt, thì Tịa án cũng khơng có căn cứ nào để giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng hiện hành64. Vì vậy, hiện vẫn cịn nhiều quan điểm khác nhau về tính hiệu quả của phiên xử trực tuyến.
Thứ tư, người dân còn tâm lý e ngại trong việc tiếp cận hình thức xét xử
trực tuyến
Người dân vẫn còn giữ thái độ nghi hoặc đối với khả năng triển khai xét xử trên thực tế, cũng như chưa nắm được ý nghĩa của hình thức này. Ngồi ra, do Nhà nước thiếu tuyên truyền nên người dân còn xa lạ với xét xử trực tuyến. Mặt khác, kiến thức về tin học và việc sử dụng CNTT vào việc tham gia tố tụng tại Toà án của người dân cũng cịn hạn chế. Do đó, các đương sự chưa thể quen việc khởi kiện, nộp tài liệu chứng cứ bằng phương tiện điện tử và tham gia xét xử trực tuyến.
Mặc dù lợi ích của phiên xử trực tuyến là khá rõ ràng như tiết kiệm chi phí, thời gian di chuyển, tuy vậy phiên xử trực tuyến dường như chưa thể thay thế hoàn tồn cho phiên xử truyền thống. Tính đến nay, mới có vài vụ án hình sự được đưa ra xét xử theo phương thức trực tuyến. Các phiên tịa dân sự, hành chính, hay các phiên họp trọng tài, hòa giải thương mại Việt Nam vẫn theo cách hiện diện truyền thống.
Tuy nhiên, trong thời điểm đại dịch COVID diễn biến phức tạp như hiện nay thì xét xử trực tuyến là biện pháp duy nhất để tránh sự trì trệ trong cơng tác xét xử. Một số thành phố lớn, đã được trang bị cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho xét xử trực tuyến. Ở một trong những điểm nóng của đại dịch COVID, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành những phiên tòa trực tuyến đầu tiên. Để tiến hành xét xử trực tuyến,
64 Hồ Vinh Phú (2020) Giải quyết vụ án, vụ việc bằng phương thức trực tuyến trong giai đoạn dịch Covid – 19, Tạp chí tịa an nhân dân điện tử https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/giai-quyet-vu-an-vu-viec-bang-phuong- Tạp chí tịa an nhân dân điện tử https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/giai-quyet-vu-an-vu-viec-bang-phuong-
TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã ký hợp đồng với Tập đồn Viettel để cung cấp dịch vụ truyền hình Viettel - Vmeet. Mỗi đầu cầu là một tivi kết nối hình ảnh hai điểm cầu, thư ký phiên tòa phụ trách việc điều khiển các thiết bị. Ngay sau khi kết thúc, tồn bộ diễn biến phiên tịa được lưu thành hai bản, một bản do văn phòng lưu trữ, một bản vào USB kèm theo hồ sơ vụ án65. Khác với Thành phố Hồ Chí Minh, tại Bình Dương phiên tịa trực tuyến được trang bị màn hình trực tuyến có bốn khung hình zoom tại hai đầu cầu gồm HĐXX cùng thư ký; đại diện VKS, người tham gia tố tụng khác; người bào chữa (luật sư) và bị cáo (đương sự). Nhận thấy các tòa án đều cố gắng đẩy nhanh việc thực hiện xét xử trực tuyến, tuy nhiên mỗi nơi một kiểu khác nhau tùy vào điều kiện hiện có. Bên cạnh đó, hiên nay cũng chưa có quy định về việc lưu trữ dữ liệu tồn diện hệ thống chuẩn cả nước. Có thể thấy hình thức xét xử trực tuyến bước đầu có hiệu quả nhưng lại chưa thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Các phiên tòa trực tuyến vẫn còn đang trong giai đoạn chạy thử, vừa làm vừa rút kinh nghiêm.