Đào Thị Minh Thuý (2017), Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Toà án nhân dân, hướng đến xây dựng Toà án điện tử tại Việt Nam (Đề tài cấp Bộ), tr 12.

Một phần của tài liệu Xét xử trực tuyến trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 47 - 51)

bước hiện đại hoá các cơ quan tư pháp”. Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện

Nghị quyết 08 - NQ/TW, ngày 2 tháng 6 năm 2005, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết nhấn mạnh: “Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm taọ điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý… từng bước thực hiện cơng khai hố các bản án, trừ những bản án hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc liên quan đến thuần phong mỹ tục… Tăng cường áp dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan tư pháp”. Các quan điểm, chủ trương này là nền tảng cho

việc ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật về ứng dụng CNTT để giải quyết vụ việc của tồ án.

Trong đó, khoản 4 Điều 46 Luật tổ chức TAND năm 2002 quy định: “Nhà

nước ưu tiên đầu tư phát triển CNTT và các phương tiện khác để bảo đảm cho ngành TAND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình”. Luật Tổ chức TAND năm 2014

tiếp tục khẳng định định hướng này: “Nhà nước ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, phát

triển CNTT cho TAND”. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động Tố tụng tại Toà án

lần đầu tiên được ghi nhận trong Bộ luật TTDS năm 2015, BLTTHS năm 2015, Luật TTHC năm 2015. Theo đó, việc gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được hiện bằng phương tiện điện tử (điểm c khoản 1 Điều 190, khoản 2 Điều 173 Bộ luật TTDS năm 2015; khoản 2 Điều 102, Điều 105, khoản 3 Điều 119 Luật TTHC năm 2015); các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Toà án (Khoản 4 Điều 269, khoản 3 Điều 315, khoản 2 Điều 350, khoản 4 Điều 370, khoản 5 Điều 375 Bộ luật TTDS năm 2015; Khoản 4 Điều 196, khoản 2 Điều 244, khoản 6 Điều 279 Luật TTHC năm 2015).

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của pháp luật tố tụng về ứng dụng CNTT trong giải quyết vụ việc tại Tồ án nói chung, từng bước triển khai áp dụng xét xử trực tuyến nói riêng. TANDTC cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, cụ thể:

Ngày 22/3/2016 Ban cán sự đảng TANDTC và Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết liên tịch số 01-NQLT/BCS về việc tăng cường công tác phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức năng nhiệm vụ trong đó có việc triển khai nối mạng trực tuyến phiên toà. Để triển khai việc nối mạng trực tuyến các phiên tòa theo tinh thần của Nghị quyết này, TANDTC đã ban hành công văn số 57/TANDTC/TH ngày 3/6/2016 để thực hiện việc nối mạng trực tuyến thống

nhất trên tồn hệ thống Tồ án. Theo đó, việc thực hiện phải đảm bảo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và việc quyết định cung cấp thơng tin, hình ảnh của các phiên tòa phải do Tòa án quyết định. Trung tâm điều khiển thu, phát âm thanh, hình ảnh các phiên tòa được đặt tại trụ sở của cơ quan TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm về việc thu, phát âm thanh, hình ảnh các phiên tịa. Việc truyền hình trực tuyến các phiên tòa được nối mạng tới các phịng dành cho các phóng viên báo chí; phịng làm việc của Chánh án TAND và phòng làm việc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Theo yêu cầu của địa phương việc truyền hình trực tuyến các phiên tịa có thể được nối mạng đến Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh.

Ngày 26/8/2021, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương đã họp phiên thứ 13 dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo để thảo luận về chủ trương ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến tại Tòa án. Phiên họp hứa hẹn việc sớm thông qua đề án xét xử trực tuyến mà TANDTC chủ trì phối hợp các cơ quan tố tụng, tạo điều kiện cho việc xét xử trực tuyến chính thức.

Ngày 12/11/2021, Quốc hội đã thơng qua Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức phiên tòa trực tuyến, xét xử online khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022. Với quy định trong Nghị quyết này, chỉ xét xử trực tuyến đối với một số vụ án hình sự phúc thẩm, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng.

Dựa trên Nghị quyết số 33/2021/QH15, ngày 19 tháng 11 năm 2021 TANDTC ban hành Quyết định số 512A/QĐ-TANDTC về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Kế hoạch đính kèm Quyết định này chi tiết từ mục đích, yêu cầu, nội dung, kinh phí đảm bảo,.. cho thấy sự chuẩn bị nghiêm túc của TANDTC với việc đưa hình thức xét xử trực tuyến vào thực tiễn.

Ngày 15/12/2021, Liên ngành tư pháp Trung ương đã ban hành Thông tư Liên tịch số 05/2021 TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP-BTP (gọi tắt là Thông tư 05), quy định chi tiết và hướng dẫn việc xem xét, quyết định mở phiên tòa trực tuyến; yêu cầu đối với phiên tòa trực tuyến; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến; chuẩn bị phiên tịa trực tuyến; phiên tịa trực tuyến. Thơng tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các cơ quan, tổ chức, cá

nhân có liên quan đến phiên tịa trực tuyến. Kể từ ngày 01/02/2022, Thơng tư có hiệu lực thi hành, xét xử trực tuyến chính thức trở thành một phương thức hợp pháp cùng với xét xử truyền thống.

3.1.2. Thực trạng quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt nam về xét xử trực tuyến xử trực tuyến

Hiện nay, ở Việt Nam các quy định của Bộ luật TTDS, Luật Tổ chức tòa án và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì mới chỉ thừa nhận chứng cứ điện tử và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động tố tụng mà chưa có quy định cụ thể về phiên tòa trực tuyến. Nguyên tắc trong tố tụng vẫn là xét xử trực tiếp, đương sự bắt buộc phải có mặt tại phiên tịa, quy định hoạt động xét xử diễn ra tại phòng xét xử dưới sự chủ trì của chủ tọa phiên tịa.

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của CNTT, mức độ sử dụng Internet ngày càng cao, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thực tế tồn đọng, quá tải trong hoạt động xét xử trực tiếp đòi hỏi Việt Nam phải kịp thời sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xét xử trực tuyến có thể diễn ra hợp pháp và hợp Hiến, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Như đã đề cập ở phần trên, ngày 12/11/2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án tổ chức phiên tòa trực tuyến. Việc tổ chức phiên tịa trực tuyến cũng được hướng dẫn tại Thơng tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP. Nội dung thông tư bao gồm: Xem xét, quyết định mở phiên tòa trực tuyến; Yêu cầu đối với các điểm cầu; Yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ; Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến; Trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến; Triệu tập tham gia phiên tòa trực tuyến; Thành phần tham gia phiên tòa trực tuyến; Yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến; Phối hợp chuẩn bị phiên tịa trực tuyến; Trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa trực tuyến; Xử lý tình huống xảy ra tại phiên tịa.

Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến đối với vụ án dân sự được thực hiện khi có đủ các điều kiện: Đương sự có đơn đề nghị mở phiên tịa trực tuyến; Viện Kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng có văn bản đồng ý mở phiên tòa trực tuyến (đối với trường hợp Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định của pháp luật tố tụng); Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật

theo quy định63.

Bên cạnh đó, phiên tịa dân sự phải bảo đảm không gian tại điểm cầu lịch sự, nghiêm túc, yên tĩnh, ánh sáng phù hợp không gian, tránh ngược sáng, màu sắc phản cảm, bảo đảm hình ảnh, khơng gian xung quanh người tham gia được hiển thị đầy đủ trên màn hình trình chiếu; các thiết bị điện tử phù hợp bảo đảm việc truyền âm thanh và hình ảnh tại phiên tịa được thực hiện rõ nét, khơng gián đoạn.

Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã xây dựng được hành lang pháp lý, hướng dẫn chi tiết cho hình thức xét xử trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn một vài bất cập tồn tại. Nghị quyết số 33/2021/QH15 đưa ra phạm vi vụ án được xét xử tại là: “...sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu,

chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng,...”. Từ đây, “băn khoăn” là thế nào được coi là

“có tình tiết, tính chất đơn giản, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng”? Và vấn đề này vẫn chưa được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP, do đó, có thể tạo nên cách hiểu chưa thống nhất giữa các Tịa án trong q trình xem xét vụ án có thuộc trường hợp được xét xử trực tuyến hay không để tiến hành phiên tịa bằng hình thức này. Thiết nghĩ, để tạo sự đồng bộ trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án đối với vấn đề xét xử trực tuyến thì TANDTC cần tiếp tục ban hành những văn bản pháp luật quy định chi tiết để giải thích rõ ràng hơn đối với nội dung này;

Ngồi ra, vẫn cịn một số điểm chưa phù hợp giữa pháp luật tố tụng hiện hành với hình thức xét xử trực tuyến chưa thể khắc phục được ngay. Xét thấy trong lĩnh vực TTDS quy định pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế khiến phiên xét xử trực tuyến khó thực thi. Cụ thể, về nghĩa vụ của đương sự phải “có mặt” theo giấy triệu tập của Tòa án (khoản 16, Điều 70 Bộ luật TTDS năm 2015). “Có mặt” được hiểu là đương sự hoặc người được ủy quyền hợp pháp của mình phải hiện diện trực tiếp tại địa điểm hoặc trụ sở Tịa án, trong khn khổ phiên tố tụng hành chính, dân sự.

Ngoài ra, theo quy định về biên bản phiên tòa tại khoản 3, 4 Điều 236 Bộ luật TTDS năm 2015 thì “Sau khi kết thúc phiên tịa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng thư ký phiên tịa ký biên bản đó. Kiểm sát viên và nhưng người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tịa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.” Điều khoản

Một phần của tài liệu Xét xử trực tuyến trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)