Changqing Shi, Tania Sourdin, and Bin Li, nt.

Một phần của tài liệu Xét xử trực tuyến trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 27 - 30)

Trials Online; hơn 560.000 phiên tịa được phát sóng trực tiếp, trung bình khoảng 4.000 phiên tịa trong một ngày26. Tuy nhiên, về cơ bản, các phiên tòa này vẫn diễn ra theo mơ hình xét xử truyền thống với đầy đủ người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tịa.

Tiến xa hơn, Trung Quốc bắt đầu theo đuổi mơ hình “Tịa án trực tuyến” (Internet Court), được thành lập đầu tiên tại thành phố Hàng Châu vào tháng 8/2017. Sau đó, các tồ án tương tự được thành lập ở Bắc Kinh và Quảng Châu vào tháng 9/2018. Các Tòa án này chủ yếu giải quyết các vụ án tranh chấp thương mại điện tử và các vụ án liên quan đến Internet. Theo quy định của TANDTC Trung Quốc, các Tòa án Internet cơ bản tiến hành các thủ tục tố tụng bằng hình thức trực tuyến, bao gồm nộp đơn khởi kiện, thụ lý đơn, tống đạt, hòa giải, cung cấp bằng chứng, chuẩn bị xét xử, xét xử và công bố bản án… Các phần của thủ tục tố tụng vẫn có thể được tiến hành ngoại tuyến (tiến hành theo cách truyền thống) khi có yêu cầu của các bên liên quan hoặc theo nhu cầu của phiên tòa. Các bên tham gia vụ kiện có thể tải ứng dụng “Mobile Court” từ WeChat để thực hiện vụ kiện tại các phiên tòa trực tuyến

27.Các phiên tòa xét xử trực tuyến sẽ được phát sóng (livestream) trên các nền tảng kĩ thuật số cho người dân.

Thẩm phán Zhou Qiang (Chánh án TANDTC Trung Quốc, Đại biện lý hạng nhất) cho rằng: Mục đích của việc phát sóng trực tuyến các phiên tịa xét xử của Tịa án Trung Quốc là để làm sâu sắc hơn, tồn diện hơn, đảm bảo tính cơng khai của hoạt động tư pháp; từ đó điều chỉnh các hành vi tư pháp, nâng cao lòng tin của người dân đối với nền tư pháp Trung Quốc và làm giảm bớt sự bất mãn của người dân đối với các phán quyết của Tịa án. Ngồi ra, việc phát sóng trực tuyến cũng ngăn chặn sự tham nhũng trong tư pháp bằng cách phản ánh kết quả hoạt động của các Thẩm phán trong các phiên tòa xét xử, tạo điều kiện cho người dân quan sát và đánh giá hoạt động của các Thẩm phán, Luật sư và Kiểm sát viên trong các phiên tòa.

Về phạm vi xét xử, theo Điều 1 Quy định của TANDTC Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến việc xét xử các vụ án của Tịa án Internet, Tịa án Internet có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự và hành chính liên quan đến Internet. Cụ thể là trong các trường hợp: tranh chấp về hợp đồng, trách nhiệm phát sinh trong

26 Guodong Du, and Meng Yu (2018), “You Can Watch Trials in Chinese Courts on the Internet Now,” China

Justice Observer,

https://www.chinajusticeobserver.com/a/you-can-watch-trials-in-chinese-courts-on-the-internet-now, truy cập ngày 02/3/2022.

27 Mimi Zou (2020), "Virtual Justice in the Time of Covid-19," Oxford Law Faculty, https://www.law.ox.ac.uk/business-

thương mại điện tử; tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ trên khơng gian mạng; tranh chấp về việc sử dụng Internet để xâm phạm quyền nhân thân và tài sản của người khác; tranh chấp về các khoản vay, khoản nợ tài chính qua mạng; một số tranh chấp hành chính liên quan đến các cơ quan kiểm sát, cơ quan hành chính quản lí mạng.

Về cách thức tham gia tố tụng trực tuyến, đương sự và Luật sư phải đăng ký một tài khoản bằng tên thật trên trang web chính thức của Tịa án Internet nơi giải quyết vụ việc và xác minh danh tính của họ bằng phương pháp nhận diện khuôn mặt. Thỏa thuận khi đăng ký tài khoản sẽ có điều khoản quy định rõ, rằng hành động được thực hiện bởi các tài khoản đăng nhập vào nền tảng tố tụng điện tử với danh tính đã được xác thực sẽ được coi là hành động do người dùng thực hiện.

Sau khi đăng nhập vào trang web của Tòa án Internet, đương sự và luật sư tiến hành nộp đơn kiện, hồ sơ trực tuyến và cung cấp tài liệu, chứng cứ thông qua mạng Internet. Hầu hết tài liệu, chứng cứ trong các vụ án mà Tòa án Internet xét xử đều được thu thập và lưu trữ thành các dữ liệu điện tử, thông qua các công nghệ hiện đại như là bigdata, điện tốn đám mây, trí tuệ nhân tạo,…Vì vậy, để đảm bảo tính xác thực của chứng cứ, tài liệu mà các bên đưa ra, Tịa án Internet phải kiểm tra q trình mà dữ liệu được tạo ra, quá trình thu thập, quá trình lưu trữ dữ liệu bằng các phương tiện kỹ thuật số và các cơ chế liên quan. Các đương sự và luật sư được phép kiểm tra việc nộp tài liệu, trình bày và kiểm tra chéo chứng cứ, tham gia xét xử trực tuyến và nhận bản án thơng qua trang web của Tịa án.

Li Xiang, Trợ lý Giám đốc bộ phận kỹ thuật tại TANDTC Bắc Kinh chia sẻ:

“Một phiên tịa trực tuyến có thể có đến 8 người tham dự cùng lúc với việc các bên đủ khả năng cung cấp bằng chứng và kiểm tra chéo trực tuyến. Tồn bộ q trình xét xử được ghi chép bằng công nghệ nhận dạng giọng nói và sau phiên điều trần, các bên có thể quét mã QR để tạo chữ ký điện tử trên biên bản tòa án”28.

Kể từ năm 2016, các Tịa án Trung Quốc đã tích cực áp dụng cơng nghệ thông minh như nhận dạng văn bản, nhận dạng giọng nói, nhận dạng hình ảnh để hỗ trợ các thẩm phán giảm bớt khối lượng công việc, giảm tải lao động, nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng xét xử. Các hệ thống nhận dạng giọng nói của phiên điều trần chuyển lời nói của phiên tịa thành văn bản một cách tự động, ghi âm các phiên tịa hồn tồn và nhanh chóng. Hệ thống này giảm đáng kể thời gian của phiên xét xử. Độ chính xác của hệ thống nhận dạng giọng nói đạt 90% trở lên. Một số ứng dụng

28 Yuan Yanchao, “Quy tắc tranh tụng trực tuyến cho Tòa án nhân dân (2021)”, Báo điện tử China Justice Observer,

thông minh đã trở thành công cụ cần thiết cho công việc hàng ngày của thẩm phán. Ví dụ, Tịa án Hà Bắc có đã phát triển một hệ thống xét xử thơng minh tổ chức tài liệu tranh tụng thành tài liệu có cấu trúc, hỗ trợ thẩm phán trong việc tạo ra các công cụ pháp lý đa dạng thơng qua trích xuất dữ liệu và phân tích ngữ nghĩa29. Tịa án ở Tô Châu nhận ra phiên âm của bài phát biểu trong phòng xử án và hiệu quả của phiên tòa đã được cải thiện từ 20–30%. Các Tòa án ở Giang Tô đã phát triển một hệ thống cảnh báo cho các phán quyết khác nhau trong cùng một vụ việc. Hệ thống này tự động tính tốn độ lệch, mức độ khác biệt giữa các phán quyết và tự động đưa ra một báo động, với độ chính xác 92%30.

Gần đây, Tịa án Internet Hàng Châu đã giới thiệu một thẩm phán AI có thể đảm nhiệm các chức năng đơn giản trong các phiên tịa xét xử trực tuyến, qua đó hỗ trợ các thẩm phán con người, theo dõi quá trình tố tụng và đưa ra quyết định cuối cùng. Tòa án Internet Bắc Kinh đã phát triển một hệ thống tạo phán quyết thơng minh có thể tự động đưa ra các bản án và quyết định phán quyết31.

TANDTC Trung Quốc cũng yêu cầu các phiên xét xử trực tuyến phải tuân thủ nguyên tắc xét xử trực tiếp và nguyên tắc xét xử bằng lời nói, do đó, các Tịa án Internet sử dụng hệ thống video trực tuyến, ghi nhận và truyền phát hình ảnh, âm thanh cùng lúc thay vì chỉ giao tiếp với người tham gia tố tụng thơng qua hình ảnh hoặc giọng nói. Trường hợp đương sự khơng tham gia phiên tịa trực tuyến đúng giờ sẽ bị coi là “từ chối trình diện trước tịa” hoặc đương sự “biến mất” khi phiên tòa vẫn đang diễn ra mà khơng có sự cho phép sẽ bị coi là “tự ý rút lui trong phiên tòa”, trừ các trường hợp do lỗi mạng, sự cố thiết bị, mất nguồn hoặc các sự kiện bất khả kháng khác.

Tính đến ngày 06 tháng 01 năm 2020, tịa án các cấp ở Trung Quốc đã phát sóng trực tiếp 6,27 triệu phiên tịa thơng qua Internet, và người dân ở Trung Quốc đã xem các phiên tòa 21,8 tỷ lần32. Ở Bắc Kinh, thời hạn trung bình để giải quyết một vụ án theo thủ tục trực tuyến là 40 ngày; một phiên tịa trực tuyến trung bình kéo dài 37 phút; gần 80% đương sự trước tòa án trực tuyến Trung Quốc là cá nhân và 20% là tổ chức doanh nghiệp; và 98% các phán quyết đã được chấp nhận mà không bị

29 Theo “Report No.1 on the Development of Chinese Courts’ Infor-matization”. 2017 (Báo cáo Số 1 về sự phát triển của q trình hồn thiện các Tòa án Trung Quốc, 2017).

Một phần của tài liệu Xét xử trực tuyến trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)