63 Minh Châu (2021), Xét xử trực tuyến vụ án dân sự có tính chất đơn giản, Báo điện tử Chính phủ
KẾT LUẬN CHƯƠN G
Từ những phân tích về quy định và áp dụng pháp luật về xét xử trực tuyến trong tố tụng dân sự và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quae xét xử trực tuyến trong tố tụng dân sự Việt nam, có thể đưa ra kết luận như sau:
1) Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã xây dựng được hành lang pháp lý, hướng dẫn chi tiết cho hình thức xét xử trực tuyến. Nổi bật nhất là hai văn bản: Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tịa trực tuyến và Thơng tư Liên tịch số 05/2021 TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức xét xử trực tuyến. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm chưa phù hợp giữa pháp luật tố tụng hiện hành với hình thức xét xử trực tuyến chưa thể khắc phục được ngay.
2) Mặc dù Việt Nam đã bắt đầu thừa nhận và tạo cơ chế cho phương thức xét xử trực tuyến, song thực tiễn cho thấy việc triển khai thực hiện xét xử theo phương thức này vẫn cịn khó khăn do những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực tế như: tốn kém kinh phí để vận hành hình thức xét xử trực tuyến; nhân lực Tò a án chưa đủ trình độ chun mơn để xét xử trực tuyến; xét xét trực tuyến nhận được nhiều ý kiến trái chiều; người dân còn tâm lý e ngại trong việc tiếp cận hình thức xét xử trực tuyến.
3) Để phát huy những thế mạnh của xét xử trực tuyến và khắc phục những tồn tại trên thực tế, cần đặt ra những kiến nghị giải quyết vấn đề một cách toàn diện, bao gồm các kiến nghị về hoàn thiện quy định pháp luật, các kiến nghị liên quan đến nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiến nghị liên quan đến nhân lực ngành Tòa án và kiến nghị liên quan đến nâng cao hiểu biết trong xã hội.
KẾT LUẬN
Thơng qua khóa luận này, tác giả đã chỉ rõ những vấn đề cụ thể trong phạm vi nghiên cứu của đề tài trên cả phương diện lý luận lẫn quy định pháp luật và thực tiễn triển khai xét xử trực tuyến trong TTDS Việt Nam. Đồng thời, cũng đưa ra những quan điểm kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xét xử trực tuyến trong TTDS Việt Nam. Với kết cấu khóa luận với ba chương cụ thể, đề tài đã thể hiện được những vấn đề cơ bản về phiên tòa xét xử trực tuyến trong TTDS hiện nay, cụ thể:
Chương 1 tìm hiểu, phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến xét xử trực tuyến trong TTDS bao gồm: Khái quát về CMCN 4.0 và ảnh hưởng của nó đối với xét xử trực tuyến trong TTDS; Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của xét xử trực tuyến trong TTDS Việt Nam; Cơ sở khoa học của việc áp dụng hình thức xét xử trực tuyến. Về cơ bản, chương 1 của khóa luận đã thể hiện rõ ràng và phân tích nhiều phương diện lý luận để đảm bảo cách hiểu thống nhất về xét xử trực tuyến trong TTDS Viêt Nam. Chương 2 đã nghiên cứu, tìm hiểu quy định của một số quốc gia trên thế giới về xét xử trực tuyến, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Việc cung cấp thêm cơ sở lý luận về xét xử trực tuyến vụ án dân sự của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam tại chương 2 cũng giúp mở rộng góc độ tiếp cận cơ sở lý luận và tạo tiền đề để nhóm phân tích những nội dung về kiến nghị, hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành trong chương 2.
Chương 3 phân tích quy định và thưc tiễn áp dụng pháp luật TTDS hiện hành trong xét xử trực tuyến, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng xét xử trực tuyến trong TTDS Việt Nam.
Nhìn chung, đề tài với kết cấu ba chương đã làm rõ phạm vi nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, song, trong q trình tác giả thực hiện đề tài với tính chất mới trong khoa học pháp lý về xét xử trực tuyến trong TTDS nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, tác giả rất mong sẽ nhận được những phản hồi mang tính xây dựng để hồn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu khoa học này. Xin chân thành cảm ơn!