Kiến nghị nâng cao hiệu của việc áp dụng pháp luật về xét xử trực tuyến trong tố tụng dân sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Xét xử trực tuyến trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 55 - 59)

63 Minh Châu (2021), Xét xử trực tuyến vụ án dân sự có tính chất đơn giản, Báo điện tử Chính phủ

3.2.2. Kiến nghị nâng cao hiệu của việc áp dụng pháp luật về xét xử trực tuyến trong tố tụng dân sự Việt Nam

tuyến trong tố tụng dân sự Việt Nam

Thứ nhất, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho việc áp dụng xét xử trực tuyến trên toàn bộ hệ thống Tòa án

Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hạ tầng kỹ thuật mà Tòa án cấp cao và các Tòa án địa phương đã có để phục vụ cho q trình tố tụng bao gồm:

Một là, phòng xét xử đã được trang bị hệ thống âm thanh, hình ảnh: amply, loa,

micro, máy vi tính, màn hình hiển thị (Tivi hoặc máy chiếu), camera, máy fax, scan…

Hai là, kết nối Internet: đường truyền riêng cho ngành Tòa án (đang phục vụ

cho hội nghị trực tuyến) và các đường truyền dịch vụ khác (do mỗi Tòa địa phương thuê để phục vụ riêng) có tính ổn định cao và tốc độ nhanh đủ để đáp ứng nhu cầu để thiết lập hệ thống trực tuyến.

Ba là, các phần mềm: Vmeet (đang dùng để sử dụng hội nghị trực tuyến), các

phần mềm gọi video trên máy tính (SureMeet – Lạc Việt, MegaMeeting – Mobifone, Zoom, Google Meet, …), đa số miễn phí nhưng chất lượng ổn định, và lưu lại được video diễn biến cả phiên tòa.

Mặc dù, bước đầu đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất khá đầy đủ để phục vụ cho xét xử trực tuyến tuy nhiên do thiếu kinh phí trùng tu, bảo trì nên cơ sở vật chất vật nhiều nơi (được lắp đặt trước) đang có dấu hiệu xuống cấp. Điều này tạo ra sự thiếu đồng bộ về cơ sở vật chất giữa các Tòa án với nhau.

Đặc biệt, ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo dù đã có đầy đủthiết bị điện tử cần thiết nhưng hệ thống Internet và truyền tải điện lại chưa được ổn định. Dẫn đến, quá trình áp dụng xét xử trực tuyến trong tố tụng dân sự chưa thể diễn ra dễ dàng.

Có thể thấy việc phát triển đồng đều về cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống điện và Internet ở mọi khu vực là một cơng việc rất cần thiết góp phần khơng nhỏ trong việc phát triển thành cơng hình thức xét xử trực tuyến. Vì vậy, tác giả kiến nghị cần phải tận dụng những cơ sở vật chất có sẵn và nâng cấp cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ trong hệ thống Tòa án. Đặc biệt chú trọng đến cơng tác duy trì hiện trạng cơ sở vật chất, tránh tình trạng để hạ tầng kỹ thuật xuống cấp, thiết bị điện tử bị hư hỏng mà không được sửa chữa kịp thời gây lãng phí tài sản cơng.

Thứ hai, kiến nghị nâng cấp hệ thống bảo mật thông tin

Vấn đề về an ninh hệ thống rất quan trọng bởi nền tảng của xét xử trực tuyến là ứng dụng CNTT trong các phần mềm để thực hiện hoạt động xét xử của Tịa án. Những kẻ tấn cơng mạng ln phát triển cách để tấn công máy chủ và đánh cắp dữ liệu. Đối với vấn đề này, hệ thống phần mềm quản lý phải có tường lửa đáng tin cậy và hầu như có thể bảo vệ khỏi mọi cuộc tấn công. Chúng ta cần không ngừng cải tiến hệ thống của mình để giảm thiểu nguy cơ bị tấn cơng. Và để nâng cao sự đề phịng, hệ thống cũng cần được sao lưu tất cả dữ liệu thường xun nhất có thể để nếu có bất kì cuộc tấn cơng nào cũng khơng thể gây ra gián đoạn nghiêm trọng trong cơng việc của tịa án.

Dữ liệu của các vụ việc cần được giữ trong máy chủ mạng nội bộ để đảm bảo không bị tấn công từ bên ngồi. Tịa án cũng cần phân loại cấp độ của cán bộ, cơng chức Tịa án và yêu cầu cá nhân mật khẩu để truy cập hồ sơ dữ liệu. Hệ thống xác thực được sử dụng để truy cập thơng tin bí mật. Tường lửa và các chương trình chống vi-rút hiện đại sẽ được cài đặt vào máy chủ của TANDTC và tất cả máy chủ trong hệ

thống Tòa án66.

Thứ ba, kiến nghi nghiên cứu áp dụng nền tảng cơng nghệ trong đốn định tư pháp vào hoạt động xét xử trực tuyến

Đoán định tư pháp đang trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới với đặc điểm là một loại hình cơng nghệ giúp tìm kiếm thơng tin pháp lý về vụ việc, tình huống; tra cứu các án lệ, quyết định, quy định hành chính; tra cứu so sánh các tình tiết tương tự (facts), các sự kiện và vấn đề pháp lý tương tự (issues), các lập luận tương tự (reasonings); tìm hiểu với một tình huống như thế, các tịa án, thẩm phán có xu hướng sẽ quyết định như thế nào, với mức độ xác suất ra sao. Qua q trình tra cứu, phân tích nguồn dữ liệu này, cơng nghệ đốn định tư pháp đưa ra kết quả gợi ý cho các thẩm phán tham khảo và đưa ra các phán quyết hợp lý, chính xác, nhanh chóng nhất có thể.

Thứ tư, xây dựng một phần mềm dành riêng cho xét xử trực tuyến, đồng bộ trên tồn hệ thống Tịa án

Để có thể thực hiện phương thức xét xử trực tuyến địi hỏi cần phải có hệ thống phần mềm. Hệ thống phần mềm xét xư trực tuyến phải có những chức năng đáp ứng nhừng tiêu chí về âm thanh (audio), hình ảnh (video), chia sẻ màn hình, mời thành viên tham gia phiên tòa, điều khiển phiên tòa của Chủ tọa (bao gồm các chức năng: tắt mic từng điểm cầu (mute); tắt mic tất cả (mute all); có thể đẩy người tham dự ra khỏi phiên tòa; đặt mật khẩu phòng xử án; chuyển quyền chủ tọa...). Hệ thống phần mềm xét xử trực tuyến phải đáp ứng những tiêu chí về hiệu năng như: sổ lượng điểm cầu đồng thời; chất lượng hình ảnh; chất lượng audio; chất lượng chia sẻ màn hình; số lượng phịng xử án; thời gian hoạt động liên tục...67

Bên cạnh đó, phần mềm xét xử trực tuyến phải bảo đảm các tiêu chí phi chức năng khác như: Hỗ trợ sử dụng trên các hệ điều hành phổ biến là hệ điều hành cho điện thoại và máy tính bảng như IOS và Android; hệ điều hành cho máy tính xách tay, máy tính để bàn như Windows và Mac Os; Hỗ trợ sử dụng trên các thiết bị cầm tay, điện thoại thơng minh và máy tính báng; máy tính để bàn và máy tính xách tay...

Thứ năm, kiến nghị nâng cao chất lượng nhân lực ngành Tòa án

Yêu cầu về chất lượng đầu vào của cán bộ làm việc tại Tòa án nên được nâng

66 Li Xiaohui (2020) “research on the building of china's smart court in the internet era”, China Legal Science 8, no. 3, p30-55, no. 3, p30-55,

67 Đỗ Đức Hồng Hà, Bùi Thị Tâm (2021), “Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp “đồng hành” để hiện thực hóa phương thức xét xử mới - xét xử trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, Nghiên cứu lập pháp, số 19, tr 16. phương thức xét xử mới - xét xử trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, Nghiên cứu lập pháp, số 19, tr 16.

cao trên cơ sở các bằng cấp chứng chỉ về chuyên môn cũng như về kỹ năng CNTT; tại các Tòa án nên tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn kỹ càng trước khi ứng dụng CNTT hiện đại vào hoạt động của đơn vị. Về trình độ kỹ thuật, các cán bộ làm việc tại Tịa chính là những người điều khiển, giám sát hoạt động của máy móc nên nếu khơng đủ trình độ CNTT, khi có sai sót hay vấn đề liên quan đến kỹ thuật xảy ra, họ sẽ không thể kịp thời điều chỉnh đúng quy định pháp luật. Ngồi ra, việc am hiểu về các cơng nghệ mới cũng giúp cán bộ ngành Tịa án ln kịp thời giải đáp thắc mắc hoặc hỗ trợ công dân, đẩy nhanh tiến độ công việc nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của con người và máy móc.

Tuy nhiên tuyển dụng và giữ chân nhân lực CNTT cũng là bài tốn đau đầu với tịa án các cấp. Lời giải cho bài tốn này có thể học tập từ Tịa án Hàn Quốc. Trong số 20 nghìn nhân lực ngành Tịa án Hàn Quốc chỉ có 5% chuyên trách mảng CNTT (tương đương 1 nghìn người). Trong 1.000 người này chỉ có 20% là thuộc biên chế ngành Tòa án, 80% là chuyên gia lập trình thuê của doanh nghiệp công nghệ. Nhiệm vụ của các cán bộ chuyên trách CNTT thuộc biên chế ngành Tòa án là diễn giải các mục tiêu về về chuyển đổi số (do Lãnh đạo ngành Tòa án đặt ra) thành ngôn ngữ CNTT và đặt hàng cho các doanh nghiệp cơng nghệ bên ngồi. Do đó, cán bộ chun trách CNTT của Tịa án khơng cần q nhiều, không cần phải là chuyên gia cao cấp.

Thứ sáu, kiến nghị nâng cao hiểu biết của công dân về xét xử trực tuyến

Nhà nước có thể thực hiện các chính sách như: tuyên truyền về xét xử trực tuyến và ý nghĩa của xét xử trực tuyến thông qua đa dạng các kênh thông tin và các phương tiện truyền thông, đảm bảo người dân được tiếp cận với nguồn tin chính thống; khuyến khích đương sự lựa chọn xét xử trực tuyến của Tòa án bằng việc giảm án phí đối với những vụ việc được xét xử trực tuyến. Những chính sách khuyến khích này góp phần làm chuyển hướng lựa chọn hình thức xét xử của người dân, giúp người dân chủ động tự làm quen với xét xử trực tuyến.

Một phần của tài liệu Xét xử trực tuyến trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)