khơng thích hợp hơn các phiên xét xử trực tiếp.
Trong một cuộc khảo sát các đại biểu tham dự Hội nghị tư pháp trực tuyến do Bộ trưởng trưởng Tư pháp Cộng hòa liên bang Đức tổ chức ngày 8/12/2020, 70% đại biểu cho rằng trong vòng 3 năm tới việc xét xử trực tuyến qua video sẽ phổ biến tồn châu Âu61. Bên cạnh đó, những năm gần đây, một số quốc gia đã hướng tới phương cách “Xét xử trực tuyến/qua video” không chỉ đơn giản là nộp đơn kiện/hồ sơ vụ án qua phương tiện điện tử mà cịn sửa đổi luật của mình để áp dụng cách xét xử trực tuyến. Tuy nhiên, ngay từ khi đưa ra áp dụng quy định này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và giới luật sư…đã nêu vấn đề như quyền xét xử bình đẳng và quyền tiếp cận công nghệ. Ở một số quốc gia, các phiên xét xử trực tuyến được coi là một công cụ quan trọng cho ngành tư pháp khơng chỉ trong đại dịch mà cịn trong tương lai. Trong chặng đường phía trước, cần có nhiều nghiên cứu và thảo luận để phát triển các quy tắc và hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển các phiên xét xử video thành một nơi - mặc dù không phải là một nơi thực tế - nơi cơng lý có thể được thực hiện.
Ở Việt Nam, hình thức xét xử trực tuyến đã được ấp ủ từ khá lâu tuy nhiên cũng phải đến khi đại dịch bùng nổ thì hình thức này mới được truyền thông rộng rãi và đẩy nhanh tốc độ xây dựng hơn. Hiện nay, một số quy định có liên quan xét xử trực tuyến đã được ban hành để tạo hành lang pháp lý. Tuy nhiên ngoài những vấn đề về nguồn lực kinh tế, nhân lực, trình độ CNTT thì giống như các quốc gia trên, bài toán về làm thế nào để xét xử trực tuyến mà quyền lợi của người tham gia không bị ảnh hưởng cũng đặt ra với Việt Nam. Đối với các vụ án hình sự thì vấn đề này lại càng sâu sắc hơn. Thiết nghĩ nên bắt đầu từ những vụ án dân sự đơn giản trước sẽ hợp lý hơn. Việt Nam có thể quan sát cách làm của các quốc gia trên thế giới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để đưa ra được hình thức xét xử trực tuyến phù hợp nhất với tình hình hiện tại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ kết quả nghiên cứu quá trình áp dụng xét xử trực tuyến của một số quốc gia trên thế giới. Cũng như, phân tích về ngun nhân hình thành, q trình phát triển, đặc điểm nổi bất của hình thức xét xử trực tuyến tại những quốc gia này, có thể rút ra một số kết luận:
1. Hiện nay, trên thế giới có nhiều quốc gia đã và đang áp dụng xét xử trực tuyến ở nhiều cấp độ khác nhau. Việc đổi mới hình thức xét xử của Tịa án thơng qua áp dụng KHKT – CNTT đã cho ra những kết quả tích cực, nâng cao hiệu quả làm việc của cơ quan Tư pháp, tiết kiệm nguồn lực cho Nhà nước, mang lại lợi ích cho người dân. Chính vì vậy, xét xử trực tuyến trở thành xu hướng mới trong cải cách tư pháp ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.
2. Nghiên cứu và phân tích về xét xử trực tuyến ở 4 quốc gia và 1 liên minh chính, cho thấy ở mỗi quốc gia dựa trên trình độ phát triển CNTT và đặc điểm xã hội khác nhau sẽ cho ra một mơ hình riêng biệt phù hợp.
Trung Quốc với tiềm lực kinh thế dồi dào và chú trọng đầu tư CNTT (đặc biệt là Trí tuệ nhân tạo) là quốc gia đứng đầu trong việc phát triển xét xử trực tuyến với hệ thống CNTT Tư pháp chi tiết, toàn diện về mọi mặt. Tiếp theo phải kể đến các cường quốc CNTT đã triển khai xét xử trực tuyến từ rất sớm (Singapore, Hoa Kỳ) và khơng ngừng nâng cấp hình thức xét xử trực tuyến của mình để phù hợp với thời đại và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Bên cạnh đó, xét xử trực tuyến tại Australia đi theo hướng áp dụng công nghệ kỹ thuật số là chủ yếu; mặc dù khơng có q nhiều đột phá nhưng đã và đang có những bước tiến vững vàng. Cuối cùng là một số nước EU, tuy có nhiều điều kiện để xét xử trực tuyến nhưng chưa thực sự quyết tâm với hình thức này. xét xử trực tuyến mới chỉ bắt đầu phát triển, phổ biến rộng rãi ở đây khi đại dịch Covid-19 bùng nổ mạnh mẽ.
3. Trên cơ sở phân tích xét xử trực tuyến ở các quốc gia trên thế giới, nghiên cứu đã rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng trong q trình xét xử trực tuyến ở Việt Nam.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI XÉT XỬ TRỰC TUYẾN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI XÉT XỬ TRỰC TUYẾN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
3.1.1. Đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xét xử trực tuyến xử trực tuyến
Trước CMCN 4.0 và sự phát triển không ngừng của CNTT trên tồn thế giới thì Nhà nước ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương phát triển và ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan Nhà nước. Trước tiên, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản xây dựng Chính phủ điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà, tham nhũng, tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ cơng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp62. Theo đó, ngày 1/7/2014, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có chương trình mục tiêu về CNTT giai đoạn 2016 – 2020. Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 7/4/2017 phiên họp Chính Phủ thường kỳ tháng 3 năm 2017 quyết nghị về báo cáo chuyên đề CMCN 4.0. Theo đó, Nghị quyết nhấn mạnh: “Việt Nam cần chủ động có định hướng, giải pháp thiết thực để nắm bắt cơ hội, giảm thiểu các tác động tiêu cực của CMCM 4.0, trước hết là có bước đột phá về CNTT”.
Đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp, việc phát triển và ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan tư pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính tư pháp, là chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trước tiên, Nghị quyết 08 - NQ/ TW ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới đã nhấn mạnh định hướng trong hoạt động của các cơ quan tư pháp: “Tăng đầu tư
về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, từng