Thị biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ % mol P/TiO2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều chế, khảo sát hoạt tính quang xúc tác của bột titan đioxit kích thước nano được biến tính bằng photpho (Trang 53 - 54)

đến hiệu suất phân hủy quang của các mẫu nghiên cứu.

Từ bảng 3.1 và hình 3.1 có thể thấy, mẫu TiO2 tinh khiết có khả năng quang xúc tác kém hơn mẫu TiO2 được điều chế khi có mặt H3PO4. Khi tăng lượng H3PO4 đưa vào TiO2 thì hiệu suất của quá trình quang xúc tác tăng và đạt giá trị cực đại là 94,2% ứng với tỷ lệ % mol P/TiO2 = 5%. Sau đó, nếu tiếp tục tăng lượng H3PO4 đưa vào để làm tăng tỷ lệ % mol P/TiO2 > 5% thì hiệu suất phân hủy quang giảm.

Trong cùng điều kiện điều chế như nhau, chỉ thay đổi lượng H3PO4 đưa vào dung dịch khi điều chế đã làm hiệu suất quang xúc tác của các mẫu sản phẩm thay đổi khá rõ rệt. Điều này chỉ có thể được giải thích là do ảnh hưởng của sự có mặt của P trong thành phần của sản phẩm bột TiO2 với tư cách là chất pha tạp, làm thay đổi khả năng quang xúc tác phân hủy xanh metylen của chúng.

Từ kết quả thực nghiệm thu được có thể thấy, lượng H3PO4 đưa vào dung dịch hỗn hợp khi phản ứng tương ứng với tỷ lệ % mol P/TiO2 = 5% cho khả năng quang xúc tác tốt nhất dưới bứa xạ đèn compact, nên đó là tỷ lệ thích hợp nhất cho quy trình điều chế.

Để khẳng định về sự có mặt của photpho trong mẫu sản phẩm điều chế được, chúng tôi đã ghi phổ EDS và xác định thành phần hóa học lớp bề mặt của mẫu sản

phẩm P-TiO2 được điều chế với lượng H3PO4 ứng với tỉ lệ P/TiO2 = 5%. Kết quả được đưa ra trên hình 3.2.

„ Element Weight % Atomic % Error % Net Int. K Ratio Z R A F O K 47.52 72.66 10.71 155.79 0.063 1.1168 0.9441 0.1187 1.0002 P K 1.95 1.54 6.63 62.73 0.0151 0.9808 1.0028 0.772 1.0217 Ti K 50.53 25.8 1.6 1040.79 0.4464 0.8765 1.0426 1.0087 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều chế, khảo sát hoạt tính quang xúc tác của bột titan đioxit kích thước nano được biến tính bằng photpho (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)