Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 54 - 55)

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng

2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

2.1.5.1. Thuận lợi

Lợi thế được xem là cơ bản nhất của Hải Phòng là một cực quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí giao lưu rất thuận lợi với tất cả các tỉnh, thành trong nước và quốc tế. Từ Hải Phịng có thể rất dễ dàng đến các nơi trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho Hải Phòng trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. Tuy nhiên, cũng đặt cho Hải Phòng một nhiệm vụ quan trọng trong việc phòng thủ an ninh, quốc phịng.

Hải Phịng có 8/15 quận, huyện tiếp giáp biển với nhiều cửa sông rất thuận lợi cho việc phát triển hệ thống cảng và vận tải đường biển. Bên cạnh đó, với 3 ngư trường lớn và hàng chục nghìn ha diện tích mặt nước, bãi bồi ven sơng,ven biển, Hải Phòng sẽ trở thành trung tâm khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá của khu vực phía Bắc [3].

Hải Phịng có nhiều thắng cảnh đẹp như bán đảo Đồ Sơn, đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ cùng với các điểm di tích lịch sử văn hố và kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, đã tạo cho Hải Phịng có thế mạnh vượt trội về du lịch.

2.1.5.2. Những hạn chế, khó khăn

Mặc dù có hệ thống sơng ngịi chằng chịt nhưng nhiều sơng bị nhiễm mặn khơng có ý nghĩa cấp nước, chỉ có một số sơng như sơng Đa Độ, sơng Vật Cách, sông Rế, sông He, sơng Giá là có khả năng cung cấp nước cho nơng nghiệp và một phần cho công nghiệp, sinh hoạt. Nguồn nước ngầm lại phân bố không đều, chất lượng nước không cao. Hải đảo và vùng ven biển là những vùng có nhiều tiềm năng phát triển nhưng là những vùng đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Có thể nói nguồn cấp nước là một hạn chế đáng kể của Hải Phòng [3].

Để thành phố Hải Phịng trở thành thành phố cơng nghiệp, văn minh hiện đại thì việc xây mới mở rộng các khu đô thị, các khu công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống các cơng trình phúc lợi cơng cộng... sẽ cần phải dành một diện tích đất rất lớn cho các mục đích này.

Đất nơng nghiệp sẽ giảm đáng kể do q trình đơ thị hố, hiện đại hố và cơng nghiệp hoá, trong khi “ngành nông nghiệp vẫn phải đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 5,4 - 6,4% năm” [3] địi hỏi phải có các giải pháp cơ cấu lại việc SDĐ nông nghiệp mà thâm canh tăng vụ là một giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, việc SDĐ nông nghiệp với cường độ cao rất dễ làm cho đất bị suy kiệt hoặc thối hố nếu khơng có các biện pháp kỹ thuật hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)