Nâng cao tính cơng khai, minh bạch trong chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 83)

3.1. Nâng cao tính cơng khai, minh bạch trong chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trợ và tái định cƣ

3.1.1. Bổ sung các nội dung cần công khai, minh bạch

Bổ sung yếu tố công khai trong nguyên tắc THĐ vào chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố, theo đó, ngồi việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đất đai, cần quy định rõ “Việc THĐ chỉ được thực hiện sau khi quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ đã được CQNN có thẩm quyền xét duyệt và cơng khai”.

3.1.2. Đẩy mạnh việc thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch; phát huy vai trò của Tổ chức Phát triển quỹ đất. trò của Tổ chức Phát triển quỹ đất.

Để khắc phục tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng kiếm lời trong việc xin giao đất, thuê đất, tình trạng nhiều doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất phải thỏa thuận với người dân nhưng không thành, cần sửa đổi cơ chế THĐ theo hướng quy định Thành phố THĐ và giao cho Tổ chức Phát triển quỹ đất thực hiện. Sau đó tổ chức đấu giá, đấu thầu dự án để giao đất, cho thuê đất. Việc này sẽ có các lợi ích như: khi Nhà nước thực hiện THĐ, sẽ chuyển tồn bộ địa tơ chênh lệch của đất đai vào ngân sách nhà nước thay vì khoản lợi nhuận địa tơ này rơi vào tay các nhà đầu tư nếu để họ thỏa thuận bồi thường với người SDĐ như quy định hiện nay; việc giao cho Nhà nước THĐ tức là Nhà nước đảm nhiệm việc chuẩn bị, cung cấp nguồn “đất sạch” cho nhu cầu của các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận được với đất đai, không để doanh nghiệp “đối đầu” với người dân trong việc bồi thường, GPMB vốn rất khó khăn, phức tạp trên thực tế.

3.1.3. Xã hội hóa cơng tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng.

Xã hội hóa cơng tác bồi thường, GPMB thơng qua việc xác lập cơ chế pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc ra đời và hoạt động của các Tổ chức Phát triển quỹ đất

84

dưới hình thức doanh nghiệp làm dịch vụ bồi thường, GPMB (hiện nay ở Hải Phòng các Tổ chức Phát triển quỹ đất đều hoạt động dưới hình thức đơn vị hành chính sự nghiệp). Sự ra đời loại hình doanh nghiệp này khơng chỉ góp phần giảm áp lực cho các cơ quan công quyền trong việc thực hiện bồi thường, GPMB, nâng cao tính cơng khai, minh bạch mà cịn đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác này.

3.1.4. Chấn chỉnh công tác tái định cƣ.

Bổ sung quy định buộc phải thực hiện nguyên tắc “Tái định cư phải đi trước một bước”. Đồng thời với việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng quỹ nhà, quỹ đất TĐC đảm bảo đủ nhu cầu GPMB, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo tiêu chuẩn của khu đơ thị mới, có nhà chung cư cao và thấp tầng; chuẩn bị mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi tại các cụm cơng nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn các quận, huyện. Tạo cơ chế ứng trước từ ngân sách để GPMB, đầu tư xây dựng các khu TĐC có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm thành phố, có khả năng sinh lợi cao để giành bố trí TĐC cho các hộ có đất ở mặt các trục đường chính trong nội thành bị THĐ.

Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tạo lập Quỹ nhà, quỹ đất tái đinh cư, huy động nhiều nguồn vốn (chủ yếu là tiền SDĐ, tiền bán nhà ở, tiền thu được từ đấu giá quyền SDĐ, tiền vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các nguồn khác) để đảm bảo đầu tư xây dựng các khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các trung tâm thương mại, các khu chợ, giao hoặc cho người dân thuê với giá ưu đãi; xây dựng nhà chung cư, TĐC, tạm lánh đáp ứng yêu cầu GPMB; xây dựng các khu TĐC tập trung của thành phố tại các quận, khu công nghiệp, khu đơ thị lớn, các thị trấn có cơng trình, dự án lớn; tăng cường năng lực cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để tạo lập các khu TĐC cho đối tượng TĐC trong đô thị và TĐC đối với các tổ chức (Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh được bố trí vào các khu công nghiệp tập trung; nhà làm việc, văn phịng đại diện được bố trí vào các khu chung cư, khu thương mại).

3.2. Giải pháp hồn thiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ; hồn thiện cơ chế, trình tự, thủ tục lấy ý kiến nhân dân.

3.2.1. Thực hiện tốt quy trình xây dựng chính sách.

Để có một chính sách tốt, điều đầu tiên là phải được thực hiện đúng chu trình chính sách. Chu trình chính sách là q trình ln chuyển các bước từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả của chính sách trong đời sống xã hội. Xét một cách tổng qt thì chu trình chính sách bao gồm ba bước, hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách. Quy trình xây dựng chính sách cần phải thực hiện theo hướng dân chủ và khoa học, có sự tham gia của người dân theo đúng quy trình cụ thể, rõ ràng. Để sửa đổi, bổ sung, hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi THĐ trên địa bàn thành phố Hải Phịng cũng cần phải thực hiện tốt chu trình này. Hình 3.1: Sơ đồ Chu trình chính sách Xác định vấn đề chính sách Hoạch định chính sách Thực thi chính sách Duy trì chính sách Phát hiện mâu thuẫn Phân tích chính sách Đánh giá chính sách 7 5

86

Đánh giá chính sách là những hoạt động đo lường kết quả và hiệu quả của chính sách trong và sau khi thực thi chính sách là công việc hết sức cần thiết nhưng từ trước đến giờ thành phố Hải Phòng chưa tiến hành thực hiện, nay nên chú trọng tới việc này. Một chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC tốt là phải: Hướng tới mục tiêu phát triển chung của toàn thành phố; Tạo ra động lực mạnh cho việc phát triển kinh tế - xã hội; Phù hợp với tình hình thực tế; Có tính khả thi cao; Đảm bảo tính hợp lý, mang lại hiệu quả cho Nhà nước, nhà đầu tư và cả người dân có đất bị thu hồi; Mang lại hiệu quả cho đời sống xã hội.

Cần tập trung rà soát, đánh giá chất lượng tổng thể chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC do UBND thành phố ban hành trong tổng thể hệ thống pháp luật về đất đai. Trường hợp phát hiện những thiếu sót, những vấn đề mới nảy sinh trong công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện chính sách cho phù hợp; quy định nào lạc hậu thì phải bãi bỏ, chồng chéo hoặc mâu thuẫn thì khắc phục đảm bảo tính khả thi. Chính sách phải mang tính minh bạch, địi hỏi rõ ràng, ổn định, nhất quán, tiên liệu các vấn đề có thể xảy ra trong thực tiễn, dễ truy cập, dễ tìm hiểu, có tính đến độ rủi ro. Các cơ chế chính sách cần ban hành đảm bảo thống nhất, đồng bộ do đúng cấp có thẩm quyền quyết định. Việc xây dựng các cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ cần phải quy định rõ tình tiết áp dụng khung chính sách, bảo đảm khơng áp dụng tùy tiện.

Tổng kết thực tiễn, đánh giá, bổ sung lý luận là một nguyên tắc cơ bản, được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, trong cơng tác này cần phải thực hiện tốt việc báo cáo, tổng kết, đánh giá (định kỳ; dài hạn) giúp cho thành phố đúc rút được kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý để đưa ra các phương pháp, giải pháp hiệu quả trong việc sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC, đẩy mạnh công tác THĐ.

3.2.2. Xây dựng các trình tự, thủ tục lấy ý kiến của nhân dân.

Đặc biệt lưu ý việc xây dựng các trình tự, thủ tục cụ thể về việc lấy ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có cơ chế xử lý đối với các trường hợp không thực hiện nghiêm túc việc lấy ý kiến nhân dân trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Phân định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành trong việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của nhân dân về phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Trung tâm Phát triển quỹ đất các cấp - tổ chức thường xuyên tiếp xúc với nhân dân - trong việc trực tiếp giải thích chính sách cho nhân dân, đề xuất các giải pháp thực hiện đối với những ý kiến chính đáng của nhân dân. Giao nhiệm vụ cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc do các địa phương báo cáo trong công tác bồi thường, GPMB.

3.3. Giải pháp về định giá đất phục vụ tính tốn giá trị bồi thƣờng, hỗ trợ 3.3.1. Cho phép Tƣ vấn giá đất độc lập tham gia vào định giá đất. 3.3.1. Cho phép Tƣ vấn giá đất độc lập tham gia vào định giá đất.

Bổ sung cơ chế tham vấn các tổ chức tư vấn giá đất độc lập trong việc xây dựng giá đất, giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về giá đất; có cơ chế, chính sách để hình thành các tổ chức này. Khi người dân hay cơ quan Nhà nước không thỏa mãn với giá đất đưa ra, có thể thuê tổ chức tư vấn giá đất độc lập. Với tư cách độc lập trong việc định giá đất, tổ chức này sẽ tham vấn cho người dân và cơ quan Nhà nước giá đất ở đó bao nhiêu.

3.3.2. Quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện giá đất.

Để giải quyết triệt để vấn đề thường xuyên có khiếu nại về giá đất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơng tác THĐ, về trình tự, thủ tục thực hiện giá đất cần quy định cụ thể một số nội dung sau :

- Đối với việc định giá đất cụ thể cần giao cho một tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất chuyên nghiệp thực hiện. Tổ chức định giá đất này do Trung tâm Phát triển quỹ đất các cấp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ và có trách nhiệm giải trình trước người dân có đất bị thu hồi và các CQNN có liên quan để bảo vệ các mức giá do mình đưa ra, chịu trách nhiệm với các đề xuất của mình. Các CQNN chỉ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình là thẩm định và quyết định phê duyệt. Trường hợp người dân có đất bị thu hồi khơng thỏa mãn với mức giá mà tổ chức định giá đất này (tổ chức 1) đề xuất thì có quyền th tổ chức định giá đất khác (tổ chức 2) xác định lại, hai tổ chức định giá đất này có trách nhiệm bảo vệ kết quả của

88

mình trước các CQNN có thẩm quyền, nếu kết quả là giống nhau hoặc kết quả cuối cùng là giá đất do tổ chức 2 đề xuất thì tổ chức 1 có trách nhiệm chi trả kinh phí tư vấn cho tổ chức 2 (người dân không mất tiền thuê tư vấn).

- Cần thực hiện một cách công khai, minh bạch việc tiếp thu ý kiến về giá đất và phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Ngoài việc niêm yết giá đất và phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC tại các khu dân cư nơi có đất bị thu hồi và tiếp nhận ý kiến bằng văn bản thì cần bổ sung thêm một số hình thức khác như tổ chức họp thảo luận, đối thoại giữa tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC và người dân có đất bị thu hồi; người dân có đất bị thu hồi có quyền thuê các văn phịng luật sư hoặc cơng ty luật cử luật sư đại diện cho mình trong các cơng việc có liên quan đến q trình thực hiện THĐ, bồi thường, hỗ trợ và TĐC.

3.3.3. Thành lập Hiệp hội định giá đất.

Hiện nay đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, cần đưa vào dự thảo những quy định cho phép áp dụng việc định giá đất cá biệt theo hướng giao cho Hiệp hội định giá quy định về tiêu chuẩn định giá, phương pháp định giá. Đồng thời thành lập Hiệp hội định giá là đơn vị tư vấn độc lập, là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đất đai, kinh tế, xã hội học.

3.3.4. Khơng sử dụng bảng giá đất để tính tốn bồi thƣờng.

Quy định về cơ chế linh hoạt trong xác định giá đất; cần sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tách chức năng tính thuế và chức năng xác định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thành hai giá riêng biệt . Theo đó, giá đất Nhà nước quy định chỉ áp dụng làm căn cứ tính các loại thuế, thu tiền SDĐ khi Nhà nước công nhận quyền SDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang SDĐ và tính giá trị quyền SDĐ khi giao đất không thu tiền SDĐ. Còn khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất mới, bồi thường GPMB thì áp dụng theo giá thị trường, trên cơ sở đấu giá quyền SDĐ hoặc tính tương đương. Việc áp dụng giá thị trường để đền bù cho người bị THĐ sẽ hạn chế nhiều về khiếu kiện liên quan đến đất đai.

Tiếp tục hồn thiện khung giá đất nơng nghiệp, làm cơ sở cho việc định giá đất. Mức giá khi Nhà nước thu hồi và bồi thường về đất cho người sử dụng khi bị thu hồi, nhất là loại đất tốt khi bị thu hồi để xây dựng các cơ sở kinh doanh thì mức giá có thể cao hơn từ 3- 10 lần so với giá đất phi nông nghiệp khác. Điều này sẽ hạn chế việc THĐ trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp.

3.3.5. Đảm bảo hài hồ về lợi ích giữa Nhà nƣớc, ngƣời SDĐ và nhà đầu tƣ.

Cần sửa đổi một cách cơ bản Luật Đất đai hiện hành, khắc phục những vướng mắc giữa lý luận và thực tế về vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, vấn đề thu hồi, đền bù thiệt hại về đất đai khi thực hiện các dự án đầu tư, sao cho có sự hài hồ về lợi ích giữa Nhà nước, người SDĐ và nhà đầu tư.

3.4. Giải pháp về chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động bị THĐ: lao động bị THĐ:

3.4.1. Đa dạng hóa biện pháp giải quyết việc làm.

Tiếp tục hồn chỉnh, bổ sung, ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động mất đất nông nghiệp. Thể chế các khoản hỗ trợ đã được quy định cụ thể tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ. Kết hợp giải quyết việc làm theo cả ba hướng: Tận dụng khả năng sử dụng lao động trực tiếp cho dự án; khai thác các tiềm năng giải quyết việc làm liên quan do dự án tạo nên; đào tạo chuyển đổi nghề bằng tiền hỗ trợ của các dự án.

Trong các hướng này thì các dễ áp dụng nhất là tận dụng khả năng sử dụng lao động trực tiếp cho dự án, chí ít thì doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận một số lao động phổ thông tại địa phương và đặc biệt trong số các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để làm các công việc như lao công, tạp vụ. bảo vệ, lái xe… Ngoài ra cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải ưu tiên sử dụng các lao động đủ tiêu chuẩn về năng lực, trình độ, bằng cấp tại địa phương vào làm việc tại cơ quan mình.

90

3.4.2. Gắn trách nhiệm của Nhà nƣớc, Nhà đầu tƣ và các cơ sở đào tạo nghề vào việc đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp. nghề vào việc đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp.

Hướng xây dựng chính sách cơ bản nhất là phải có quy định cụ thể về việc gắn vai trò của nhà nước, trách nhiệm của các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề vào việc đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho các lao động bị THĐ. Đề xuất của tác giả cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 83)