Về chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 79 - 80)

2.3. Thực trạng về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

2.3.4. Về chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động bị thu hồi đất

Thường thì hiện nay các dự án đều hỗ trợ bằng tiền để đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động bị THĐ sản xuất. Hình thức này nhanh chóng, linh hoạt, tiện lợi cho tiến độ GPMB. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân gây ra những vấn đề xã hội cần giải quyết như thất nghiệp, tệ nạn xã hội... Vì trong thực tế, đa số người lao động khi nhận khoản tiền này thì khơng đi học nghề mà lại chi tiêu, đầu tư và các hoạt động khác như mua sắm phương tiện giao thơng, tu sửa nhà cửa, thậm chí có một số trường hợp cịn sử dụng để cờ bạc, rượu chè… Đến khi tiêu hết số tiền thì thành ra thất nghiệp. Ở Hải Phịng hiện nay có một số nơi, rất nhiều lao động trong độ tuổi rơi vào tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là các khu vực bị thu hồi hết đất nông nghiệp như khu Anh Dũng, Dương Kinh. Trong năm 2012, có 6.643 lao động đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hải Phòng (tăng khoảng 170% so với cùng kỳ năm 2011), trong đó, số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 2.832 người. Tuy nhiên, chưa có ai đăng ký để được hỗ trợ học nghề (số liệu lấy từ Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phịng).

Tìm hiểu tại Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố và một số cơ sở đào tạo nghề khác cho thấy: chế độ hỗ trợ học nghề đối với người thất nghiệp có nhiều điểm chưa phù hợp. Nhiều lao động cho rằng, sau khi học nghề chỉ được chứng nhận

80

bằng nghề sơ cấp, với chứng chỉ này, nếu xin được việc mới thì mức thu nhập chênh lệch q ít so với lao động phổ thơng. Do vậy, họ chọn phương án tìm việc làm ngay sau khi bị THĐ. Mặt khác, các cơ sở đào tạo cho rằng, kinh phí hỗ trợ học nghề 300 nghìn đồng/người/tháng là thấp so với chi phí đào tạo. Mặt khác, kinh phí được thanh tốn sau dựa trên số học viên đã tốt nghiệp. Do đó, nếu số học viên tốt nghiệp thấp thì cơ sở dạy nghề sẽ bị thiếu hụt kinh phí đào tạo. Khi số lượng học viên ít, khơng đủ để mở lớp học, phải chờ đủ số lượng thì người đăng ký học nghề đã tìm được việc làm. Ngồi ra, thời gian học nghề tối đa 6 tháng cũng khó đào tạo những nghề chất lượng cao.

Trong chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động về THĐ chưa có sự gắn kết giữa vai trò của nhà nước, trách nhiệm của nhà đầu tư với các cơ sở đào tạo nghề. Đây là một bất cập trong chính sách, cần được nghiên cứu để đưa ra cơ chế phù hợp đảm bảo người lao động bị THĐ thực sự được đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, khơng rơi vào tình trạng thất nghiệp, đảm bảo cho cuộc sống trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)