Mật độ tế bào vi sinh vật tổng số trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng chịu axit và hấp thụ nhôm của vi sinh vật được phân lập từ đất trồng chè vùng tân cương, thái nguyên (Trang 42 - 44)

Mẫu đất Mật độ VSV (CFU/g) MĐ1 6,30 x 105 MĐ2 1,33 x 107 MĐ3 1,23 x 105

Mật độ VSV tổng số trong đất là một trong những chỉ thị đánh giá chất lượng môi trường đất. Trải qua thời gian canh tác lâu năm, số lượng VSV trong đất chịu ảnh hưởng của các hình thức canh tác như bón phân hữu cơ hay vơ cơ và sử dụng HCBVTV.

Mật độ VSV tổng số trong đất của môi trường tự nhiên ở độ sâu 3 – 8 cm là 1,20x107 CFU/g, ở độ sâu 20 – 25 cm là 2,48 x 106 CFU/g. Ở độ sâu càng lớn thì mật độ VSV càng nhỏ [6].

Với các mẫu đất thu tại Tân Cương, mật độ VSV đã thay đổi theo thời gian canh tác. MĐ1 là mẫu đất thu tại vùng đất cát pha thịt của địa phương, là loại đất có hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng cao, tuy nhiên khu vực này đã canh tác được lâu năm nhất 30 – 40 năm , t ch tụ nhiều chất độc hại do phân bón và HCBVTV nên mật độ VSV tổng số ở mức trung bình. Ngược lại, MĐ2 được thu từ vùng trồng chè trên đồi đất sỏi cơm, là loại đất có hàm lượng mùn thấp hơn, tuy nhiên khu vực này mới canh tác được 3 năm nên số lượng VSV tổng số cao hơn so với đất khác. Mẫu MĐ3 cũng là đất sỏi cơm nhưng được canh tác trên 10 năm nên mật độ VSV tổng số ở mức trung bình.

Nhìn chung, mật độ VSV tổng số trong đất trồng chè dao động ở mức trung bình. Sự phát triển của VSV tổng số trong đất chè tạo điều kiện cho quá trình hấp thụ và trao đổi chất của cây chè.

3.2. Kết quả phân lập các chủng vi sinh vật chịu axit và hấp thụ nhôm từ đất trồng chè vùng Tân Cƣơng, Thái Nguyên trồng chè vùng Tân Cƣơng, Thái Nguyên

Từ các mẫu đất nghiên cứu vùng Tân Cương, Thái Nguyên tôi tiến hành phân lập các chủng VSV trên các môi trường nuôi cấy phù hợp mục 2.2.4 trong thời gian 5 – 7 ngày và thu được kết quả như sau: Căn cứ vào môi trường nuôi cấy th ch hợp của các chủng VSV trong điều kiện axit pH 3,0 và nồng độ nhơm 100 mg/l trình bày ở mục 2.2.4 đồng thời dựa vào hình ảnh, đặc điểm hình thái của các khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch được mô tả chi tiết trong bảng 3.3 và phụ lục 2 đề tài đã phân lập được 12 chủng vi khuẩn ký hiệu từ 1 đến 12 và 17 chủng nấm mốc ký hiệu từ F1 đến F17 . Qua đó, cho thấy các chủng VSV phân lập được từ đất

trồng chè vùng Tân Cương có sự đa dạng về màu sắc, hình thái và k ch thước cũng như số lượng của các khuẩn lạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng chịu axit và hấp thụ nhôm của vi sinh vật được phân lập từ đất trồng chè vùng tân cương, thái nguyên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)