Ảnh hƣởng của yếu tố tự nhiên, xã hội đến mơi trƣờng phóngxạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm phóng xạ tới hệ sinh thái khu vực mỏ đất hiếm ở bản dấu cỏ, xã đông cửu, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 26)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.6. Ảnh hƣởng của yếu tố tự nhiên, xã hội đến mơi trƣờng phóngxạ

- Ảnh hƣởng của địa hình đến mơi trƣờng phóng xạ: địa hình là một yếu tố đóng vai trị quan trọng trong q trình di chuyển của chất phóng xạ phát tán vào mơi trƣờng. Trong diện tích điều tra các thân pegmatit có chứa phóng xạ, các dị thƣờng phóng xạ nằm ngay trên bề mặt hoặc gần bề mặt. Khi q trình phong hố, bóc mịn và phát lộ xảy ra, địa hình khá phức tạp làm cho các chất phóng xạ phát tán mạnh ra môi trƣờng.

- Ảnh hƣởng của thuỷ văn đến mơi trƣờng phóng xạ: trong vùng điều tra, các suối và nguồn nƣớc mạch, ngầm đều chảy qua các dị thƣờng phóng xạ, nó là điều kiện để xói mịn, hồ tan các chất phóng xạ, vận chuyển và phát tán các chất phóng xạ ra mơi trƣờng xung quanh.

- Ảnh hƣởng của khơng khí, khí hậu tới mơi trƣờng phóng xạ + Ảnh hƣởng của khí hậu

Nhƣ đã nêu trên, khí hậu vùng nghiên cứu đƣợc chia thành 2 mùa. Mùa mƣa thƣờng gây ra lũ lụt, sạt lở cũng làm cho các nguyên tố phóng xạ có điều kện phát tán ra mơi trƣờng nƣớc, khơng khí và thẩm thấu vào đất, vào các loại cây lƣơng thực. Mùa khơ thƣờng có gió mùa thổi mạnh góp phần phát tán các khí phóng xạ xâm nhập vào nhà ở hoặc đi xa hơn.

+ Ảnh hƣởng của khơng khí

Các khí phóng xạ gồm radon và thoron đƣợc tạo ra trong quá trình phân rã của urani và thori. Các khí phóng xạ này tồn tại trong khơng khí, trong nƣớc, trong đất, trong các điều kiện tích tụ khí nhƣ: nƣớc ngầm, nƣớc giếng, các lỗ hổng trong đất, các công trình dân sự làm tại các vị trí khuất gió, hệ thống thơng gió kém đều tạo điều kiện cho q trình tích tụ các loại khí phóng xạ. Trong diện tích điều tra việc lƣu thơng khơng khí rất kém do bị che chắn bởi địa hình đồi núi, do vậy mức độ ảnh hƣởng của mơi trƣờng khơng khí đến đời sống dân sinh là khá lớn.

- Ảnh hƣởng của thảm thực vật tới mơi trƣờng phóng xạ

Nhìn chung thảm thực vật trong vùng đƣợc bảo vệ khá tốt. Ngoài rừng tự nhiên, rừng tái sinh, tất cả các diện tích đất trống, đồi trọc trƣớc đây, nay đều đƣợc phủ xanh bởi các rừng cây làm nguyên liệu giấy nhƣ: keo, bồ đề, bạch đàn...mức độ che phủ trong vùng nghiên cứu tƣơng đối tốt do vậy đã giảm thiểu phần nào mức độ phát tán ơ nhiễm chất phóng xạ vào mơi trƣờng.

- Ảnh hƣởng của hoạt động kinh tế - xã hội đến môi trƣờng: trong diện tích điều tra, do nhân dân phát, đốt rừng để trồng sắn, đào bới ngay trên thân quặng có chứa các chất phóng xạ, đặc biệt nguy hiểm hơn là ngƣời dân trồng sắn, khoai ngay trên các điểm dị thƣờng, các thân pegmatit chứa phóng xạ làm cho các cây lƣơng thực này bị nhiễm phóng xạ, vừa làm cày xới các thân quặng, vừa tiếp xúc với các chất phóng xạ, phải chịu ảnh hƣởng trực tiếp sự độc hại do các chất phóng xạ gây ra và làm phát tán các chất này ra môi trƣờng xung quanh.

Một số cơng trình địa chất cũ nhƣ hào, giếng đổ đất đá trên bề mặt lâu ngày bị bóc lộ nên đã phát tán quặng trên lớp đất trồng chƣa đƣợc khắc phục.

Tình hình văn hóa xã hội trong vùng cịn nhiều tập quán cũ nhƣ việc sinh hoạt, vệ sinh mơi trƣờng cịn tùy tiện, chƣa hiểu biết về độc hại phóng xạ, làm nhà ở, sử dụng nguồn nƣớc ngay trên các dị thƣờng phóng xạ.

- Tình hình bệnh tật thƣờng gặp trong diện tích điều tra

Trong bản Dấu Cỏ các bệnh thƣờng gặp là: sốt rét, thần kinh, thiểu năng, bệnh về hô hấp, các hiện tƣợng sảy thai hầu nhƣ nhà nào cũng có. Trƣờng hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị chết tƣơng đối nhiều do sức đề kháng kém và mức độ chăm sóc sức khoẻ sinh sản chƣa đƣợc đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm phóng xạ tới hệ sinh thái khu vực mỏ đất hiếm ở bản dấu cỏ, xã đông cửu, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)