Hoạt độ phóngxạ giới hạn trong khơng khí, nƣớc và thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm phóng xạ tới hệ sinh thái khu vực mỏ đất hiếm ở bản dấu cỏ, xã đông cửu, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 40)

N

guyên tố

Xâm nhập theo đƣờng tiêu hoá Xâm nhập theo đƣờng hô hấp

TCVN

6868-2001 Tiêu chuẩn của IAEA[29] Tiêu chuẩn của IAEA[29]

Hoạt độ cho phép (Bq/kg) Hệ số liều E (Sv/Bq) Giới hạn năm (Bq/năm) Hoạt độ cho phép (Bq/kg) Hệ số liều E (Sv/Bq) Giới hạn năm (Bq/năm) Hoạt độ thể tích cho phép (Bq/m3) K40 9,25x10+3 6,2x10-9 1,6x10+5 2,0x10+2 2,1x10 -9 4,8x10+5 6,5x10+1 Ra226 19,9x10-1 2,8x10-7 3,6x10+3 4,5x10 1,6x10-5 6,3x10+1 8,6x10-3 Th232 7,40x10-1 2,3x10-7 4,3x10+3 5,4x10 4,2x10-5 2,4x10+1 3,3x10-3 U238 2,17x10+1 4,4x10-8 6,0x10+2 7,3x10-1 4,9x10-7 2,0x10+3 2,8x10-1

2.6. Phƣơng pháp đánh giá phân tích hệ sinh thái

- Đánh giá phân tích các thành phần hệ sinh thái: Đánh giá tính đa dạng sinh học thành phần loài, đặc trƣng cấu trúc thành phần lồi của khu hệ sinh vật. Tính đa dạng về các mối quan hệ giữa khu hệ sinh vật vùng nghiên cứu với các khu hệ sinh vật khác, nhằm khẳng định tính độc đáo của khu hệ sinh vật có hoặc khơng. Các tài liệu chun khảo dùng để đánh giá gồm: Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Đặng Ngọc Cần (2008), Nguyễn Văn Sáng (2005), Hồ Thu Cúc (2005), Nguyễn Xuân Quýnh (2001), Nguyễn Văn Hảo (2005).[2,3,5,6,7,12,13,23,24]

- Đánh giá hệ sinh thái : Cơ bản dựa trên quan điểm hệ sinh thái (Tansley 1935) (Trích theo Thái Văn Trừng, 2000)[24]

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thống kê phân tích và đánh giá các hệ sinh thái 3.1. Thống kê phân tích và đánh giá các hệ sinh thái

3.1.1. Các hệ sinh thái tự nhiên

1. Hệ sinh thái trảng cây bụi nhiệt đới thứ sinh, thƣờng xanh cây lá rộng trên đất hình thành từ các loại đá mẹ khác nhau (trừ đá Vôi)

Phân bổ rải rác khắp các vùng đồi núi thấp, bao gồm chân núi, vùng đồi và các thềm phù sa cổ. Các loài trong thành phần cấu trúc quần xã chủ yếu là cây gỗ dạng bụi cao từ 2m-5m, thƣờng xanh, lá rộng. Các cây gỗ dạng bụi này là cây gỗ tham gia trong thành phần các quần xã rừng vốn có bị chặt phá, dạng tái sinh trở lại trạng thái cũ và những loài xâm nhập khác. Độ che phủ tán trên 70% (tính cả tầng cỏ mọc xen hoặc dƣới tán). Những loài thƣờng gặp nhƣ: Lá nến Macaranga denticulata (Blume) Muell - Argent, Bùng bục Mallotus apelta Muell - Argent, Phèn đen Phyllanthus reticulatus Poir, các loài xâm nhập gồm Sim Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk. Mua Melastoma septemervium (Lour.) Merr..

Hệ động vật thƣờng nghèo nàn, chủ yếu thích ứng cho các loài thú nhỏ bộ gặm nhấm, Bị sát và một số nhóm cơn trùng.

2. Hệ sinh thái thủy vực nƣớc chảy

Hệ thống sông suối trong khu vực nghiên cứu rất thƣa, tập trung chủ yếu ở suối Dấu và suối Cỏ, chảy tạm thời theo các mùa trong năm. Các suối này là nguồn nƣớc quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong khu vực. Độ sâu trung bình của suối là lm, nhiều chỗ nơng có thể lội qua dễ dàng vào mùa khơ. Đặc trƣng cơ bản các suối nhƣ sau:

- Chế độ thủy văn giống nhƣ chế độ thủy văn ở các suối miền núi khác: Hàng năm có một mùa lũ (tháng V-IX) và mùa cạn (tháng X- IV). Tuy nhiên, do khu vực này rừng bị tàn phá nhiều so với trƣớc đây và các con suối đều là suối đầu nguồn nên lũ và dòng chảy của hệ thống suối ở đây nên có nhiều biến đổi sâu sắc.

- Lũ lên nhanh nhƣng cũng hạ nhanh. Trong thời gian lũ nƣớc rất đục, tốc độ dòng chảy lớn, tác dụng xâm thực, bào mòn và vận động lớn.

- Mực nƣớc hàng ngày thấp, vào mùa khơ ít nƣớc.

- Thềm suối lớn gồm đá và đá cuội lớn. Thềm suối của các con suối nhỏ trong thung chủ yếu là đá cuội nhỏ xen lẫn bùn, đất.

- Dọc hai bên bờ suối lác đác có các cây gỗ nhƣng chủ yếu vẫn là các cây bụi, nhiều đoạn ruộng tiếp xúc ngay cạnh bờ suối. Các cây gỗ nhỏ gồm Gáo, Lộc vừng... Cây bụi, cỏ phổ biến là Sậy, Ruối, Mò trắng, Cà dại....

- Quần cƣ động vật ở đây đặc trƣng cho hệ sinh thái nƣớc chảy miền núi. Các loài Cá thƣờng gặp Cá bống suối, Chạch suối, Chạch đá, Cá Chiên… Động vật đáy gồm các loài thân mềm nhƣ Ốc suối, Ốc vặn, Ốc bƣơu, Cua đá, Tép..

- Chuỗi thức ăn ở đây khơng dài, thƣờng có 4-5 bậc. Phần lớn sinh vật suối tập trung khá đa dạng ở dải ven bờ và ở tầng đáy vì ở đây có nhiều chỗ ẩn nấp, nhiều bùn bã hữu cơ, tránh đƣợc dòng chảy mạnh. Quần xã sinh vật ở đây thay đổi theo mùa: mùa lũ và mùa cạn, đặc biệt là chịu ảnh hƣởng đột ngột của các cơn lũ mạnh xảy ra bất thƣờng.

- Suối và đời sống của các sinh vật ở suối là một mối quan hệ thích ứng rất chun hóa đƣợc hình thành trong q trình lịch sử lâu dài. Dƣới tác động của con ngƣời hệ sinh thái này đang có những biến đổi theo hƣớng tiêu cực, dòng chảy thiếu sự ổn định, các quần cƣ động vật giảm, thành phần thủy sinh vật biến đổi mạnh, hiện tƣợng phá rừng, đốt nƣơng làm rẫy bừa bãi kéo dài nhiều năm đã gây nên lũ bất thƣờng. Một số nguyên nhân khác dẫn tới thay đổi hệ sinh thái do các ô nhiễm phân, rác thải bừa bãi từ khu dân cƣ; thuốc trừ sâu, phân hóa học từ các đồng ruộng ven suối và trên sƣờn đồi, tác động của các tổ hợp thăm dò mỏ đất hiếm…..

- Hệ sinh thái này duy trì độ ẩm cho khu vực. Vào mùa khơ, khơng chỉ các con suối có nƣớc thƣờng xun mà các suối ngầm có vai trị rất lớn trong việc giữ độ ẩm cho toàn khu vực.

3.1.2. Các hệ sinh thái nhân tạo

a. Hệ sinh thái lúa nƣớc

Ruộng lúa nƣớc thƣờng phân bố ở hai bên suối và vùng đất thấp, lầy thụt, ẩm ƣớt chân núi đƣợc hình thành đo đất bồi tụ phù sa từ sông suối và đất dốc tụ từ các dãy núi xung quanh thung lũng và các ruộng bậc thang. Cây trồng chính gồm nhiều giống, chủng lúa của loài Oryza sativa L., năng xuất chất lƣợng phụ thuộc nhiều vào chế độ canh tác, đặc biệt là hệ thống thủy lợi.

Về chức năng hệ sinh thái: Quan hệ dinh dƣỡng ở đây không phức tạp lắm, các chuỗi thức ăn trung bình 3-4 mắt xích. Lúa là vật cung cấp chủ yếu của hệ sinh thái và là cơ sở thức ăn cho nhiều vật tiêu thụ bậc 1, chủ yếu là các lồi cơn trùng, thân mềm chân bụng, chuột và gia súc, gia cầm. Vật tiêu thụ bậc 2 chủ yếu là các loài chim. Hệ sinh thái này đang chịu tác động của hóa chất nơng nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật và nguồn nƣớc tiềm tàng khả năng nhiễm phóng xạ….

Tuy đã có nhiều cố gắng, năng suất bình qn vẫn cịn khá thấp do các nguyên nhân:

+ Thiếu nƣớc, chƣa chủ động đƣợc nƣớc tƣới + Đất bị xói mịn

+ Thƣờng xuyên xuất hiện sâu hại, chuột

+ Phụ thuộc vào thời tỉết hàng năm (bão, sƣơng muối, khô hạn,...) + Giống cây trồng chƣa thật thích hợp, vốn đầu tƣ rất hạn chế + Trình độ canh tác chủ yếu dựa theo kinh nghiệm

b. Hệ sinh thái rau màu và cây trồng cạn ngắn ngày

Gieo trồng trên những diện tích đất phù sa đƣợc bồi hàng năm, đất phù sa chƣa chủ động đƣợc thủy lợi trong toàn bộ thời gian canh tác trong năm. Các lồi cây trồng chính gồm NgơZea mays L.; Khoai langIpomoea batatas (L.) Poir. in Lamk.; Khoai tây Solanum tuberosum L.,SắnManihot esculenta Crantz, cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày khác.

c. Hệ sinh thái khu dân cƣ nông thôn

Quần xã sinh vật hệ sinh thái thôn bản là quần xã sinh vật nhân tạo, chủ yếu gồm các loại cây trồng, vật nuôi cung cấp các nhu cầu cần thiết cho nhân dân địa phƣơng. Từ các vật cung cấp là các cây trồng đƣa đến các vật tiêu thụ liên quan và mối quan hệ thức ăn cũng đơn giản, với số bậc dinh dƣỡng trong xích thức ăn khơng nhiều trung bình 3-4 bậc.

Quần xã thực vật trong vƣờn nhà của các hộ gia đình có sự phân tầng khá rõ, có thể phân biệt 3 tầng:

+ Tầng cao gồm các cây lâu năm cao trên 15 m, chủ yếu là cây lấy gỗ nhƣ xoan, lát, bƣơng, vầu, mít,...

+ Tầng vừa gồm các cây trồng kích cỡ trung bình 5- 15 m, chủ yếu là cây ăn quả nhƣ hồng, khế, chanh, chuối, đu đủ,... năng suất một số cây ăn quả khá cao.

+ Tầng thấp gồm các cây trồng cao dƣới 5m, chủ yếu các loại rau, cây lƣơng thực, cây công nghiệp. Các cây rau gồm: rau cải, xu hào, rau muống, rau dền, rau ngót, khoai mơn, cây hoa thiên lý. Cây lƣơng thực trồng trong vƣờn thƣờng là sắn, ngô. Cây công nghiệp gồm cây chè và dứa

d. Hệ sinh thái rừng trồng

Hệ sinh thái này gồm các quần xã chính nhƣ sau

Quần xã rừng trồng Keo tai tƣợng Acacia magnum Willd.

Chiếm diện tích tƣơng đối lớn, phân bố rải rác chân núi hoặc trên đồi cao 30 – 200m. Keo tai tƣợng phát triển đạt độ cao 5-10m. Keo tai tƣợng đƣợc trồng trên đất Feralite và trên thềm bậc III nơi đất có tầng dầy và tƣơng đối ẩm. Một số diện tích có trồng xen lẫn Bồ đề Stryas tonkinensis rải rác.

Nhiệt độ trung bình 22 – 230C, lƣợng mƣa năm 1800 – 2000mm. Khí hậu nóng mùa hè nóng, mùa đơng có tháng lạnh

Quần xã rừng trồng Bạch đàn Eucalyptus spp,

Phân bố chủ yếu trên các đồi thấp hoặc xung quanh các vùng núi thấp. Bạch đàn phát triển đạt độ cao 10 – 12m cấu trúc đơn giản, chỉ có một tầng cây gỗ, cỏ mọc thƣa thớt.

3.1.3. Thống kê các đại lƣợng đo mơi trƣờng phóng xạ

Theo kết quả đo phƣơng pháp phổ gamma, phổ anpha và các kết quả phân tích mẫu, trƣờng phóng xạ tại bản Dấu Cỏ chủ yếu do thori và urani trong pegmatit gây ra. Các thân pegmatit lộ trên mặt và nhà dân thôn Hạ Thành làm nhà ngay trên thân pegmatit, nƣớc ngầm xuất lộ gần chân đồi chứa các thân pegmatit.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm phóng xạ tới hệ sinh thái khu vực mỏ đất hiếm ở bản dấu cỏ, xã đông cửu, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)