Xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp của vi khuẩn lactic

Một phần của tài liệu PHÂN lập, TUYỂN CHỌN và sử DỤNG VI KHUẨN LACTIC SINH BACTERIOCIN TRONG bảo QUẢN cá GIÒ tươi NGUYÊN LIỆU (Trang 46 - 47)

a) Nguồn cacbon

Tiến hành 5 mẫu thí nghiệm với lượng đường cho vào là 20g, với các loại đường khác nhau: glucose; lactose; fructose; dextrin; saccarose. Thành phần khác trong môi trường cố định. Nhiệt độ nuôi cấy là 370C. pH môi trường nuôi cấy 6.5. Thời gian nuôi cấy thích hợp ở thí nghiệm trước. Sau đó tiến hành đo độ đục để xác định khả năng sinh trưởng của vi khuẩn lactic và chọn loại đường thích hợp nhất cho quá trình nuôi cấy vi khuẩn lactic.

b) Nguồn nitơ

Tiến hành 4 mẫu thí nghiệm với các nguồn nitơ khác nhau như: bột đậu nành; Pepton; urê; NH4Cl, lượng nitơ cho vào là 25g. pH môi trường nuôi cấy 6,5. Nhiệt độ nuôi cấy là 370C. Nguồn cacbon thích hợp nhất đã được xác định ở thí nghiệm trước. Thời gian nuôi cấy thích hợp ở thí nghiệm trước. Sau đó tiến hành đo độ đục để xác định khả năng sinh trưởng của vi khuẩn lactic để chọn nguồn nitơ thích hợp nhất cho quá trình nuôi cấy vi khuẩn lactic.

c) pH môi trường

Tiến hành 8 mẫu thí nghiệm có pH lần lượt là 5,6; 5,8; 6,0; 6,2; 6,4; 6,6; 6,8; 7,0. Nuôi cấy ở nhiệt độ là 370C. Thành phần môi trường và thời gian nuôi cấy thích hợp ở thí nghiệm trước. Sau đó tiến hành đo độ đục để xác định khả năng sinh trưởng của vi khuẩn lactic và chọn pH thích hợp nhất cho quá trình nuôi cấy vi khuẩn lactic.

d) Nhiệt độ nuôi cấy

Tiến hành với 8 mẫu thí nghiệm đem ủ với nhiệt độ (0C) lần lượt là 27; 29; 31; 33; 35; 37; 39; 41. Nuôi cấy ở pH, thành phần môi trường, thời gian thích hợp đã được xác định ở thí nghiệm trước. Sau đó tiến hành đo độ đục để xác định khả năng sinh trưởng của vi khuẩn lactic và chọn nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình nuôi cấy vi khuẩn lactic.

Một phần của tài liệu PHÂN lập, TUYỂN CHỌN và sử DỤNG VI KHUẨN LACTIC SINH BACTERIOCIN TRONG bảo QUẢN cá GIÒ tươi NGUYÊN LIỆU (Trang 46 - 47)