Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá đất ở phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai và phát triển thị trường bất động sản tại thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (1) (Trang 39 - 42)

2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế tiếp tục phát triển đúng hướng và đạt mức tăng trưởng cao, GDP năm 2010 tăng 8,94%. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 26,51% năm 2006 lên 28,95% năm 2010; thương mại dịch vụ giảm từ 67,31% năm 2006 xuống 66,01% năm 2010; nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 6,18% năm 2006 xuống còn 5,04% năm 2010. GDP bình quân trên đầu người đến năm 2010 đạt 15.110.000 đồng tương đương với 940USD.

Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2006-2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Nông - lâm nghiệp – thủy sản 6,18 5,97 5,83 5,6 5,04

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 26,51 26,86 27,28 27,98 28,95

Thương mại dịch vụ 67,31 67,17 66,89 66,42 66,01

* Phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ

Hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ phát triển nhanh, tốc độ tăng bình quân 11,1% năm, nhiều hoạt động dịch vụ trước đây do Nhà nước thực hiện, nay được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển như: y tế, văn hóa, thể thao, vệ sinh mơi trường, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải... Với môi trường kinh doanh ngày càng thơng thống hơn, đã tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp ra đời và phát triển đa dạng.

* Phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản

Công nghiệp - thủ công nghiệp của thành phố đã phát triển đúng hướng, từng bước khai thác được thế mạnh của thị trường, một số doanh nghiệp đã được đầu tư trang thiết bị, tạo sản phẩm mới đáp ứng thị trường, thu hút nhiều lao động vào làm việc. Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn hàng năm 30,6%, chủ yếu là các doanh nghiệp do tỉnh quản lý, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố tuy phát triển mạnh nhưng quy mơ cịn nhỏ, tập trung ở một số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn.

* Phát triển nơng, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni, hình thành một số khu vực chuyên canh cây rau, hoa quả và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Triển khai thực hiện một số dự án phát triển chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng xuất lúa bình quân năm 2010 đạt 46,6 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 5.586 tấn. Sản lượng lương thực quy thóc là 69,42 kg/người.

Về lâm nghiệp đã tích cực thực hiện các dự án trồng rừng, tập trung tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng; nhiều mơ hình kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng bước đầu mang lại hiệu quả cho thu nhập cao. Trồng mới được 597,3 ha rừng, độ che phủ rừng đạt 44,8%.

2.1.2.2. Thực trạng về văn hóa - xã hội

* Về dân số

Cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được duy trì thực hiện và đi vào nề nếp, tỷ lệ sinh giảm từ 1,6% xuống còn 1,56%; số người thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ngày càng tăng.

Bảng 2.2: Hiện trạng dân số thành phố Lạng Sơn năm 2010

Đơn vị hành chính Diện tích

(km2)

Dân số

(người) Mật độ dân số (người/km2 )

Khu vực đô thị 52,49 65295 1244

Khu vực nông thôn 25,62 21178 827

Tồn thành phớ 78,11 86473 1107

(Nguồn: Phòng Thống Kê thành phố Lạng Sơn)

Dân số Thành phố Lạng Sơn phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực thuộc phường Hoàng Văn Thụ, phường Vĩnh Trại. Với mật độ từ 8500 – 9400 người/km2.

Bảng 2.3: Phân bố diện tích đất và dân số theo địa bàn phường, xã

STT Đơn vị hành chính Diện tích

(km2)

Dân số

(người) Mật độ dân số (người/km2 )

Số hộ

(hộ)

1 Phường Hoàng Văn Thụ 1,41 13274 9414,2 3702 2 Phường Tam Thanh 2,34 12938 5529,1 3551 3 Phường Vĩnh Trại 1,67 14420 8634,7 4143 4 Phường Đông Kinh 2,23 13938 6250,2 4119

5 Phường Chi Lăng 4,12 12854 3119,9 3674

6 Xã Hoàng Đồng 25,01 11370 454,6 2953

7 Xã Quảng Lạc 27,78 4308 155,1 947

8 Xã Mai Pha 13,54 6227 459,9 1620

TỔNG SỐ 78,11 89329 1143,6 24709

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn)

* Về lĩnh vực văn hóa - xã hội

Thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, xây dựng và phát triển các nguồn lực con người có nhiều tiến bộ; thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục tương đối tốt.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo luôn được quan tâm, chăm lo phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học được đầu tư, cải tạo, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy học. Hiện nay đã có 7 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ trẻ em đến tuổi đi học lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đều đạt và vượt chỉ tiêu; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Số học sinh phổ thông là 17.764em, đạt

2208 em/1 vạn dân.

Công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được duy trì thường xuyên, 100% giáo viên được đào tạo đạt chuẩn (trong đó 30% vượt chuẩn). Số giáo viên đạt 131 người trên 1 vạn dân. Cơng tác xã hội hóa giáo dục ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả tạo, chất lượng hiệu quả tạo ra nguồn lực thúc đẩy giáo dục, dạy nghề phát triển. Chất lượng dạy học và đào tạo nghề ngày càng được nâng cao. Cơng tác xã hội hóa giáo dục ngày càng có hiệu quả.

2.1.2.4. Nhận xét chung

Thành phố Lạng Sơn có tiềm năng về vị trí địa lý, đất đai, lao động; an ninh chính trị ổn định; kinh tế tăng trưởng đúng hướng, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp ủy chính quyền được nâng lên cùng sự phát triển của nền kinh tế; sự tập trung đầu tư của Trung ương, của tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các Cơ quan, Ban, ngành của tỉnh đối với thành phố, sẽ tạo thuận lợi cho thành phố phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Trong những năm tới, tình hình quốc tế, trong nước và trong tỉnh có nhiều thuận lợi; quá trình hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra nhanh chóng và sâu sắc; khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN đã hình thành sau khi Việt Nam gia nhập WTO; UBND tỉnh đã Quy hoạch và thực hiện những bước đi đầu tiên để xây dựng và phát triển thành phố Lạng Sơn đến năm 2010 trở thành đô thị loại II và trở thành trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của tỉnh đồng thời là trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch của vùng Đông Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá đất ở phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai và phát triển thị trường bất động sản tại thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (1) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)