13 3 4 6 7 10 11 14 13 2 5 9 8 12 Hình 1.25. Sơđồ hệ thống phanh thuỷ lực
1. Bàn đạp phanh; 2. Cần đẩy; 3. Piston chính; 4. Xylanh chính; 5. Van cao áp; 6. Ống dẫn dầu phanh; 7. Xylanh con; 8,9. Piston xylanh con; 10-11. Guốc phanh;
12. Chốt ; 13. Trống phanh; 14. Lị xo hồi vị.
b. Nguyên lý hoạt động
Tác dụng hãm của phanh dựa trên nguyên lý về ma sát. Khi chưa đạp bàn đạp phanh, các guốc phanh (10-11) được giữ bởi lị xo (14) nên má phanh khơng bị tỳ lên bề mặt trống phanh. Trống phanh quay tự do cùng với moay-ơ bánh xe.
Khi tác động lên bàn đạp (1), cần đẩy (2) sẽ đẩy piston (3) của xylanh chính (4) chuyển dịch sang trái làm tăng áp suất dầu đẩy mở van cao áp (5) đưa dầu vào đường ống (6) để tới các xylanh bánh xe. Lúc này do áp suất dầu trong xylanh bánh xe (7) tăng lên tạo lực đẩy đẩy hai piston (8) và (9) di chuyển về hai phía đẩy guốc phanh (10) và (11) quay quanh các chốt (12) để các má phanh tỳ ép và hãm chặt trống phanh (13). Lực ma sát giữa má phanh và tang trống hãm khơng cho các bánh xe tiếp tục quay thực hiện quá trình phanh.
Khi thơi tác động lên bàn đạp phanh (nhả phanh), áp suất trong hệ thống dầu sẽ giảm nhanh, nhờ lị xo hồi vị (14) các guốc phanh được kéo trở lại làm cho các piston (8) và (9) cũng bị kéo vào đẩy dầu qua van hồi dầu trở về xylanh chính và bình chứa, các má phanh được nhả ra.
Trong hệ thống phanh thuỷ lực thường dùng hai loại cơ cấu phanh cơ bản là cơ cấu phanh tang trống hoặc cơ cấu phanh đĩa.
c. Ưu nhược điểm của hệ thống phanh thủy lực
- Ưu điểm:
+ Phanh đồng thời các bánh xe với sự phân bố lực phanh giữa các bánh xe theo yêu cầu.
+ Cĩ hiệu suất phanh cao, độ nhạy tốt, kết cấu đơn giản nên được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại ơ tơ.
- Nhược điểm:
+ Phanh khơng thể làm tỷ số truyền lớn được vì thế lực tác dụng lên bàn đạp phanh lớn.
+ Khi bị hư hỏng, rị rỉ dầu hoặc vỡ đường ống thì cĩ thể cả hệ thống khơng làm việc được.
+ Hiệu suất truyền động sẽ giảm ở nhiệt độ thấp.