Shigella xâm nhập vào thực phẩm qua con đƣờng nhiễm phân từ ngƣời mang vi
khuẩn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Shigella chỉ gây bệnh cho ngƣời và khỉ. Chỉ với số lƣợng chỉ từ 102–103 tế bào vi khuẩn đã có thể gây bệnh [39].
Vi khuẩn dễ dàng đi qua hàng rào bảo vệ axít dạ dày của cơ thể, xâm nhập vào tế bào biểu mô của niêm mạc ruột già. Tại đây vi khuẩn sẽ nhân lên, gây tổn thƣơng tế bào vật chủ và tạo ra hình ảnh loét đặc trƣng ở đại tràng (Hình 1.7).
Shigella toxin Tiểu phần A
Tiểu phần B 1 2 3 4 5 6
7
Hình 1.7. Sự xâm nhập của Shigella flexneri
(Nguồn http://cmr.asm.org/content/21/1/134/F1.expansion.html)
Chú thích: S. flexneri vượt qua hàng rào bảo vệ của tế bào biểu mô ruột thông qua tế bào M và cư trú ở đại thực bào. Sau đó vi khuẩn lan tỏa ra khắp các tế bào biểu mơ ruột từ phía màng nội bào xâm nhập vào trong tế bào chất. Từ đây vi khuẩn tiếp tục lan sang các tế
bào biểu mô khác và gây ra các phản ứng viêm.
Tổn thƣơng ban đầu của các tế bào biểu mô đại tràng là sự phá hủy các vi nhung mao. Vi khuẩn xâm nhập vào trong tế bào nhờ các thụ thể đặc hiệu ở bề mặt của vi khuẩn (đƣợc mã hóa bởi các gen nằm trên plasmid xâm nhập). Màng tế bào biểu mô lõm vào, đƣa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tế bào. Từ các túi không bào, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào trong các bào tƣơng, nhân lên và lan truyền sang các tế bào bên cạnh và đi vào tổ chức bạch huyết đại tràng. Quá trình này gây ra phản ứng viêm cấp, xuất tiết, chảy máu, tiêu hủy tế bào niêm mạc. Vi khuẩn chết hàng loạt giải phóng ra nội độc tố và cả ngoại độc tố (đối với S. shiga và S. smitzii). Tại chỗ nội độc tố giải
phóng sẽ gây xung huyết, tạo thành những ổ lt và mảng hoại tử. Ngồi ra nó cịn tác động lên thần kinh hệ vận động, hệ cảm giác và hệ thực vật gây co thắt làm tăng nhu động ruột. Ngƣời bệnh xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng, mót rặn, tiêu chảy, rối loạn các chức năng của ruột, mất cân bằng nƣớc và điện giải [17,18].
Thành ruột non
Tế bào biểu mô ruột
Dịch mô