KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY NGƢNG KẾT CỦA LECTIN LÊN MỘT SỐ NHÓM VI KHUẨN GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM THƢỜNG GẶP
NHÓM VI KHUẨN GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM THƢỜNG GẶP
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng gây ngƣng kết của 39 lectin thực vật với 4 nhóm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thƣờng gặp gồm: S. enterica subsp. Enterica ATCC 13076; S. flexneri ATCC 9199; E.coli ATCC 25922 và S. aureus ATCC 25923. Kết quả ngƣng kết của lectin với vi khuẩn đƣợc thể hiện tại Bảng 3.1.
Khả năng tƣơng tác đặc hiệu giữa lectin với 4 vi khuẩn này và các nhóm vi khuẩn gây bệnh khác nhƣ Neisseria, Listeria, Campylobacter…đã đƣợc nghiên cứu và công bố. Kết quả là đã phát hiện ra nhiều nhóm lectin gây ngƣng kết đặc hiệu với các vi khuẩn này [48,73]. Kết quả chỉ ra trên Bảng 3.1 cho thấy đã có nhiều lectin có phản ứng ngƣng kết dƣơng tính với 4 nhóm vi khuẩn nghiên cứu. Tỷ lệ gây ngƣng kết của lectin với vi khuẩn Shigella là cao nhất (chiếm 58,9%), thấp hơn là với Salmonella, S. aureus (30,8%).
Theo nghiên cứu của Pop (2006), Salmonella ngƣng kết tốt với lectin từ hạt Bí
ngơ, mầm và củ Khoai tây [84], trong khi E. coli có tƣơng tác mạnh với lectin từ cây và hạt Bí ngơ. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy Salmonella bị ngƣng kết mạnh bởi nhiều mẫu lectin nhƣ lectin từ Riềng tía, Móng rồng, Tỏi ta, Lan tai voi, Riềng tinh, Bản hạ roi. Kết quả ngƣng kết của Salmonella với lectin trong
nghiên cứu này là khá đa dạng, nhiều lectin từ các họ thực vật khác nhau đều gây ngƣng kết.
Về khả năng gây ngƣng kết của lectin với Shigella, E. coli: Bảng 3.1 cho
thấy tỷ lệ ngƣng kết của vi khuẩn này với lectin rất cao (22-23/39 mẫu lectin có phản ứng dƣơng tính), trong đó lectin từ Riềng tía, Gừng đỏ gây ngƣng kết với
Shigella cao nhất (ngƣng kết ở mức độ +++), lectin từ Dọc mùng, Riềng tía, Gừng
Bảng 3.1. Kết quả ngƣng kết giữa lectin thực vật với các vi khuẩn nghiên cứu
TT Mẫu lectin Mức độ gây ngưng kết TT Mẫu lectin Mức độ gây ngưng kết
Sal Sh Ec Sa Sal Sh Ec Sa
1 Náng hoa đỏ - + + - 21 Cọ - - - -
2 Náng hoa trắng - + - - 22 Khoai lệ phố - ++ ++ -
3 Đậu ma - - ++ - 23 Khoai nƣớc - - - -
4 Phong huệ + - - ++ 24 Khoai sọ - - - -
5 Hành tây - - ++ - 25 Môn đốm - - - - 6 Tỏi ta - + + - 26 Dọc mùng - - +++ +++ 7 Tỏi tây ++ ++ ++ ++ 27 Củ chóc - + ++ + 8 Hẹ - - - + 28 Bản hạ sẻ ++ + + 9 Hành hƣơng ++ ++ + ++ 29 Bản hạ roi ++ - - - 10 Nén - + - - 30 Mùng thơm - + ++ - 11 Lẻ bạn - ++ + + 31 Ráy leo xẻ lá - - - -
12 Riềng tinh ++ ++ ++ +++ 32 Tú cầu đỏ + - - -
13 Thảo quả - + - - 33 Riềng nếp + ++ ++ -
14 Địa liền - + - ++ 34 Phong huệ vàng - ++ ++ -
15 Gừng đỏ - +++ +++ - 35 Hành ta ++ - - -
16 Lƣỡi hổ điệp đỏ - + ++ - 36 Riềng tía +++ +++ +++ -
17 Lan tai voi ++ - - - 37 Gừng gió - ++ ++ -
18 Bạch trúc - + ++ - 38 Mộc lan ++ ++ ++ -
19 Móng rồng ++ - - + 39 Tre ngà - - - -
20 Lúa - ++ ++ + Tỷ lệ ngƣng kết
(%)
30,8 58,9 56,4 30,8
Chú thích Sal: Salmonella enterica subsp. Enterica ATCC 13076; Ec: E.coli ATCC 25922 Sh: Shigella flexneri ATCC 9199, Sa : S. aureus ATCC 25923
+: ngưng kết yếu (đường kính cụm ngưng kết < 0,2cm; ++: ngưng kết trung bình (đường kính cụm ngưng kết từ 0,2 - 0,5cm); +++: ngưng kết mạnh (đường kính cụm ngưng kết > 0,5cm); -: âm tính
Tỷ lệ ngƣng kết của lectin với S. aureus thấp hơn 2 nhóm Shigella và E.coli, tuy nhiên số lƣợng lectin gây ngƣng kết với vi khuẩn này cũng khá cao, trong đó lectin từ Riềng tinh và Dọc mùng cho kết quả ngƣng kết tốt nhất.
Khi xem xét về đặc tính gây ngƣng kết của từng lectin với các vi khuẩn nghiên cứu cho thấy có 3 mẫu lectin (từ Tỏi tây, Hành hƣơng và Riềng tinh) tác dụng ngƣng kết với cả 4 nhóm vi khuẩn (chiếm tỷ lệ 7,7%), 6 mẫu lectin không gây ngƣng kết với bất kỳ vi khuẩn nào (chiếm tỷ lệ 15,4%). Đặc biệt hơn, đã có những lectin thể hiện đặc tính gây ngƣng kết đặc hiệu với các vi khuẩn này. Lectin từ Đậu ma chỉ ngƣng kết với một mình vi khuẩn E. coli, lectin từ Lan tai voi, Tú cầu đỏ,
Hành ta và Bản hạ roi đặc hiệu riêng với Salmonella. Shigella ngƣng kết với lectin Náng hoa trắng, Nén trong khi 3 vi khuẩn còn lại khơng có phản ứng. Tƣơng tự chỉ có S. aureus ngƣng kết với lectin Hẹ.
Một trong những đặc điểm quan trọng để xem xét, đánh giá và giải thích về phản ứng gây ngƣng kết của lectin với vi khuẩn là tính đặc hiệu đƣờng của lectin. Lectin có thể liên kết với rất nhiều các nhóm đƣờng khác nhau và có tính đặc hiệu với từng nhóm đƣờng, đặc biệt là các đƣờng có mặt trên bề mặt tế bào. Tính chất này cịn đƣợc sử dụng trong phân loại lectin.
Do vậy, các lectin thực vật đƣợc tiến hành nghiên cứu về tính đặc hiệu đƣờng, trong đó đặc biệt sử dụng các nhóm đƣờng thƣờng xuất hiện trên bề mặt tế bào vi khuẩn.