Hình 3.8 : Vùng đất trồng lúa nằm trong ranh mặn 4%otheo các kịch bản
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.1.5. Các dữ liệu thu thập được
Trên cơ sở mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, tác giả đã thu thập được các tài liệu sau:
a. Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu tỉ lệ 1/25.000
Trên khu vực nghiên cứu gồm tỉnh Bến Tre, đặc biệt là huyện Bình Đại và dải ven biển thuộc tỉnh Bến Tre, tác giả đã thu thập các tài liệu về địa hình gồm các tờ bản đồ sau: C-48-46-A-a, C-48-46-A-b, C-48-46-A-d, C-48-46-B-a, C-48-46-B-b, C-48-46-B-c, C-48-46-B-d, C-48-46-C-a,C-48-57-A-a, C-48-57-A-b, C-48-57-A- c,C-48-57-A-d, C-48-58-A-a, C-48-57-A-c
Các tờ bản đồ địa hình được thành lập trong hệ tọa độ VN-2000, lưới chiếu UTM, kinh tuyến trục 105o, múi chiếu 6odo Trung tâm Viễn thám (nay là Cục Viễn thám) hiện chỉnh từ tài liệu gốc năm 2002.
b. Dữ liệu thủy văn, môi trường
- Số liệu quan trắc mực nước tại trạm Bình Đại.
- Số liệu đo lưu lượng nước tại các vị trí mặt cắt chính trên sơng Tiền, sông Hàm Luông.
- Số liệu đo độ mặn.
c. Bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2010
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bến Tre năm 2010định dạng Microstation, hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 105o45’, múi chiếu 3 độ do Sở TN&MT Bến Tre thành lập. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bình Đại, tỉnh Bến năm 2010, được thành lập theo các tài liệu:
- Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25.000 của Cục đo đạc bản đồ Nhà nước; - Địa giới hành chính theo các tài liệu 364;
- Bản đồ địa chính của tỉnh Bến Tre có khảo sát thực địa, chỉnh lý bổ sung; - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre năm 2010.