Hình 3.8 : Vùng đất trồng lúa nằm trong ranh mặn 4%otheo các kịch bản
3.3. Đề xuất giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nước biển dâng, xâm nhập
3.3.5. Phát triển ngành thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu
Qua các phân tích ở phần trên cho thấy biến đổi khí hậu nước biển dâng tác động rất lớn tới ngành ni trồng thủy sản tại huyện Bình Đại. Có tới 47% diện tích đất ni trồng thủy sản bị ảnh hưởng. Vì vậy giải pháp ”Phát triển ngành thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu” là một trong các giải pháp được ưu tiên lựa chọn.
Nội dung chủ yếu của giải pháp: Phát triển các giống, loài thủy sản có khả
năng thích ứng với mơi trường, các giống lồi có khả năng thích nghi nhiệt độ cao và xâm nhập mặn. Du nhập và phát triển giống thủy hải sản có giá trị cao, tăng độ sâu của ao hồ để tạo nhiệt độ thích hợp và giảm tổn hại do q trình tăng nhiệt độ và quá trình bốc hơi nhanh mặt nước. Bên cạnh đó cần phát triển ni cá nước ngọt trong các hồ, ao theo mơ hình nơng lâm ngư kết hợp.
Thuận lợi khi thực hiện giải pháp:
Hiện tại, ngành ni trồng thủy sản của huyện Bình Đại rất phát triển, chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Với lợi thế là có dải ven biển với các cửa sông lớn (sông Cửa Đại, sông Ba Lai,…) thuận lợi cho nuôi trồng nước mặn và nước lợ.
Nhiều loại thủy sản hiện nay có thể sống được cả trong mơi trường nước ngọt và nước lợ (cá rô phi, cá phi đen,…), hoặc sống trong nước ngọt nhưng thường di cư sang nước lợ (cá bông lau, cá kèo, cá dứa,…) đang được các nhà khoa học nghiên cứu để tạo con giống sống hoàn toàn trong nước lợ. Khoa Thủy sản của trường Đại học Cần Thơ đã sản xuất thành công con giống của các lồi cá sống
trong mơi trường nước lợ như cá ngát, cá chốt, cá đối, cá nâu,... và đang nghiên cứu sản xuất giống cá nước mặn (cá bóp, cá mú,…).
Khó khăn khi thực hiện giải pháp:
Giải pháp có thể phát huy tính khả thi khi có cơ sở hạ tầng thủy lợi như hệ thống đê biển, đê cửa sông, hệ thống cống ngăn triều, ngăn mặn, đất lưu không để nâng cao đê khi nước biển dâng,…
Do sự phát triển mạnh diện tích ni trồng hải thủy sản và nhằm vào lợi ích trước mắt của bà con nông dân nên hiện nay mơi trường nước của khu vực này bị suy thối nghiêm trọng. Để phát huy hiệu quả của việc nuôi trồng thủy sản cần phải có các giải pháp tốn kém nhằm xử lý, cải tạo môi trường nước.