Tên sông Cửa Tiểu Cửa Đại Ba Lai Hàm Luông Cổ Chiên Cung Hầu Mùa lũ (tháng 6-11) 970 1,941 243 3,397 2,912 3,154 Mùa cạn (tháng 12-5) 237 474 59 829 710 770
(Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam) f. Đặc điểm xâm nhập mặn
Độ mặn có quan hệ chặt chẽ với chế độ dòng chảy trên sông Tiền, khi lưu lượng sơng Mêkơng chảy về nhiều thì độ mặn giảm và ngược lại. Ngồi ra, độ mặn lại có quan hệ chặt chẽ với thủy triều và gió chướng: thời gian gió chướng mạnh thì độ mặn vùng cửa sông và trong kênh rạch gia tăng.
Mặn từ biển Đông xâm nhập vào tỉnh Bến Tre theo các sông Mỹ Tho, Ba Lai và Hàm Luông vào các cửa kênh, rạch khác. Diễn biến mặn tương tự như dao động của thủy triều và phụ thuộc vào triều cường, lưu lượng nước từ sông Tiền về các sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và các yếu tố khí tượng như gió, mưa. Hàng năm, mặn bắt đầu từ tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau khi lưu lượng nước ngọt chuyển về sông Tiền, sông Hàm Luông giảm và ảnh hưởng của thủy triều trong các sông mạnh. Độ mặn tăng dần và xuất hiện lớn nhất vào tháng 4 trên sông Hàm Luông, tháng 2, 3, 4 trên sơng Tiền. Đến tháng 6, 7 thì độ mặn giảm và giảm khá nhỏ.
Độ mặn tại các cửa sông biến động theo tháng và hàng năm, khoảng dao động từ 29,0-32,7g/l. Phạm vi ảnh hưởng mặn chiếm đến 3/4 lãnh thổ vùng nghiên cứu.
Theo thống kê của Trung tâm dự báo Khí tượng, Thủy văn tỉnh Bến Tre qua các năm quan trắc độ mặn, năm 2004 và 2005 mặn xâm nhập sâu và kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Như vậy, nguy cơ xâm nhập mặn được coi là hết sức nghiêm trọng,gây thiệt hại và sẽ là mối lo lắng lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân trong vùng nghiên cứu. Vì vậy, cần sớm có giải pháp khắc phục một cách đồng bộ và có hiệu quả nhất.