Nồng độ RhB (mg/l) 0,1 0,4 0,5 1 3 5 8 10 12 Mật độ quang (Abs) 0,01 9 0,081 0,103 0,208 0,608 0,959 1,482 1,766 2,112 Hình 2.1. Đường chuẩn xác định nồng độ RhB
Đường chuẩn xác định nồng độ Phenol
a) Nguyên tắc
Phenol phản ứng với 4- aminoantipridin với sự hiện diện của K3[Fe(CN)6 trong môi trường pH = 10 có màu đỏ nâu và đo quang ở bước sóng 510 nm.
b) Chuẩn bị hóa chất
Dung dịch phenol gốc: Cân 1,00 g phenol hịa tan trong nước cất (mới đun sơi để nguội). Pha thành 1L, dung dịch thu được có độ chuẩn 1 mg/mL, bền trong 1 tháng.
Dung dịch chuẩn phenol: Lấy 10 mL dung dịch phenol gốc pha loãng thành 1L bằng nước cất (mới đun sôi để nguội). Dung dịch có độ chuẩn 0,01 mg/mL, bền 1 ngày.
Thuốc thử 4- aminoantipyrin, dung dịch 20 g/L: Hòa tan 2,0g 4- aminoantipyrin (C11H13N3O) vào nước và định mức đến 100 mL. Chuẩn bị pha thuốc thử này ngay trước khi dùng. Nếu thấy xuất hiện kết tủa màu đỏ thì phải loại bỏ dung dịch.
Dung dịch đệm kali natri tatrat, pH=10: Hòa tan 34g amoniclorua (NH4Cl) và 200g kali natri tatrat (NaKC4H4O5) trong 700 mL nước. Thêm 150 mL amoni hydroxit ( = 0,90 g/mL), rồi thêm nước đến 1L.
Kali hexacyanoferat (III), dung dịch 80 g/L: Hòa tan 8,0 g kali hexacyanoferat (III) {K3[Fe(CN)6} trong nước và định mức đến 100 mL. Có thể lọc nếu cần. Chuẩn bị pha dung dịch này để dùng trong 1 tuần.
c) Lập đường chuẩn
Chuẩn bị một dãy ống nghiệm có nồng độ phenol 0; 0,1; 0;2; 0,5; 1; 2; 3; 4; 5 mg/l mỗi ống có thể tích 10 ml. Sau đó thêm 0,5 ml dung dịch đệm, 0,2 ml 4- aminoantypirin, lắc đều. Cuối cùng thêm 0.2 ml kali hexacyanoferat, lắc đều. Để ít nhất 15 phút cho màu ổn định. Đo mật độ quang ở bước sóng 510 nm.