Hằng số tốc độ k’ tại các hàm lượng xúc tác khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu động học quá trình oxi hóa phân hủy rhodamine và phenol bởi quang xúc tác biến tính từ tio2 trên chất mang tro trấu (Trang 63 - 65)

0,6 0,0035 0,9985 0,8 0,099 0,9926 1 0,011 0,9818 1,2 0,019 0,9765 1,5 0,0212 0,9841 2 0,0117 0,9917

Từ bảng 3.10 và hình 3.12 cho thấy khi tăng hàm lượng xúc tác lên thì tốc độ phản ứng tăng lên nhưng khi tăng lên tới 1,5 g/l thì hiệu quả xử lý lại giảm đi. Điều này được lý giải là do lượng xúc tác quá nhiều trong dung dịch sẽ làm cản quang dung dịch do khả năng hấp thụ màu của xúc tác trên bề măt.

3.3.2.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của cƣờng độ chiếu sáng lên tốc độ phân hủy Phenol

Cường độ chiếu sáng là một yếu tố quan trọng trong quang xúc tác vì vậy thí nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý Phenol được tiến hành tại: bóng tối (không chiếu sáng) và chiếu sáng sử dụng các loại bóng đèn compact khác nhau. Từ đó có thể đánh giá được ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng lên hiệu quả xử lý cũng như tốc độ phân hủy phenol. Thí nghiệm được tiến hành ở trong bốn điều kiện chiếu sáng khác nhau: bóng tối, sử dụng bóng đèn 15 W, 25 W, 36 W. Điều kiện thí nghiệm là như nhau với bốn nguồn sáng đó: pH = 5, nồng độ phenol đầu vào khoảng 20 mg/l, nồng độ xúc tác 1,2 g/l, tốc độ khuấy. Kết quả được chỉ ra ở hình 3.13.

Hình 3.13. Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng lên tốc độ phân hủy Phenol

Từ hình 3.13 ta nhận thấy sự khác biệt rõ ràng khi sử dụng các nguồn sáng khác nhau, tốc độ phản ứng là lớn hơn rất nhiều lần khi sử dụng bóng đèn 36 W với khi không chiếu sáng. Nhận thấy hằng số tốc độ phản ứng k tăng lên hơn 10 lần từ 0,0016 phút-1 khi không chiếu sáng tới 0,019 phút-1 khi sử dụng bóng đèn 36 W. Như vậy tốc độ phản ứng quang xúc tác sử dụng TiO2 thì ánh sáng là tác nhân vơ cùng quan trọng, khi giảm nguồn sáng từ 36 W xuống 25 W, 15 W thì tốc độ phản ứng giảm đi.

3.3.2.4. Ảnh hƣởng của các chất oxi hóa bổ trợ/ chất bắt giữ electron đến quá trình phân hủy Phenol

Ảnh hưởng của tác nhân oxi hóa là các chất có khả năng tạo ra các gốc và có tác động tới hiệu quả xử lý Phenol. Trong nghiên cứu này tơi chọn hai tác nhân có tính oxi hóa mạnh và thường gặp là H2O2 và K2S2O8, thí nghiệm đánh giá sự ảnh hưởng của tác nhân oxi hóa được thực hiện tronđiều kiện: nồng độ phenol = 20 mg/l, nồng độ xúc tác là 1,2 g/l, pH = 5, sử dụng bóng đèn 36 W.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu động học quá trình oxi hóa phân hủy rhodamine và phenol bởi quang xúc tác biến tính từ tio2 trên chất mang tro trấu (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)