2.1. Lịch sử nghiên cứu
2.1.2. Giai đoạn sau năm 1975
Đây là giai đoạn cơng tác tìm kiếm thăm dịở khu vực này được tiến hành mạnh
mẽ nhất.
Giai đoạn năm 1976- 1983:
Hơn 3522 km tuyến địa chất 2D của tàu thu nổ S- Malưgin do công ty VSP.
Technoexport thực hiện với mạng lưới 20 x 40 km, 20x60km. Kết quả đạt được là:
Đã phân chia lát cắt địa chấn thành các tập A, b, B tương ứng với các thành tạo địa chất có tuổi Eocen- Oligocen, Miocen và Pliocen-Đệ Tứ.
Xác định và liên kết các tầng phản xạ chuẩn cho: tầng móng, tầng nóc Oligocen,
tầng nóc Miocen trung và tầng nóc Miocen thượng và vẽ bản đồ cấu trúc, đẳng thời,
đẳng sâu ở tỉ lệ 1/500.000 và 1/1.000.000 tại các phần Bắc và Nam của bể. Phần trung
tâm bể chỉ được vẽ sơ lược vì mạng lưới tuyến quá thưa.
Các tài liệu trọng lực, các bản đồ dị thường Burge cho các lớp mật độ khác nhau: 1.80 g/cm3; 2.30 g/cm3; 2.67 g/cm3 đã được phân tích và thành lập theo công
thức Helmet (1901- 1909). Mặt khác các tài liệu từ đãđược phân tích và thành lập bản đồ dị thường từTa.
Đã thành lập sơ đồ về địachất dầu khí trên đó mơ tả các yếu tố kiến tạo, các cấu trúc có tiềm năng dầu khí.
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹKhoa học Địa chất
28
Ngoài ra một số khảo sát bề mặt kết hợp giữa Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và Tổng cơng ty dầu khí do KS. Phan Huy Quynh và KS. Lý Trường Phương thực hiện
năm 1980 đã thu thập được mẫu cát Đệ Tứ chứa Bitum và chứa Asphalt, mẫu sét kết đen ở phía Tây và Tây Nam eo Voọc và đưa ra một số kết quả, đánh giá về địa chất dầu
khí khu vực.
Giai đoạn từ 1984 đến 1993:
Hàng nghìn tuyến địa chấn đã được minh giải phân tích và xử lý lại.Tất cả đều
được xử lý tại trung tâm GECO- PRAKLAở Pert, Australia. Cùng với việc minh giải,
xử lý lại các tuyến địa chấn, năm 1991, nhóm khảo sát của Cơng ty BP và Cơng ty dầu khí II tiếp tục nghiên cứu khu vực Đầm Thị Nại. Đoàn khảo sát này đã lấy mẫu Bitum trong khe nứt granit, mẫu cát kết chứa dầu ở độ sâu 1m, đồng thời lấy mẫu sét kết tuổi Neogen nhằm nghiên cứu tầng sinh ở khu vực Kontum. Kết quả phân tích các mẫu từ chuyến khảo sát này đã xácđịnh về cơ bản thành phần dầu giống với dầu chiết trong đá
Carbonat tuổi Miocen ở độ sâu khoảng 1456m.
Giai đoạn từ năm 1993 đến nay
Giai đoạn này tập trung chủ yếu vào công tác khảo sát bề mặt và tổng hợp
nghiên cứu. Đặc biệt phải kể đến:
Năm 1988 và 1997 hai nhà địa chất Nguyễn Cảnh Hiền và Trần Tính đã phát hiện trầm tích Neogen thuộc hệ tầng Sông Ba theo giếng khoan ở đồng bằng An Nhơn, kế gần
điểm lộ dầu Đầm Thị Nại. Kết quả khoan tìm kiếm nước của Liên đoàn địa chất thủy văn miền Trung (liên đoàn 7) ở cánh đồng An Nhơn cho thấy trầm tích Neogen dày hơn 300m.Theo tài liệu này, trầm tích Neogen bao gồm cát, bột kết, sét than và than
nâu. Than là những tập vỉa dày từ 0.2- 4m, tập chứa than dày hơn 20m.
Năm 1998 KS. Lê Thành và n.n.k cũng thu được một khối lượng mẫu đáng kể ở Đầm Thị Nại.
Tháng 1/2000 đoàn thực địa do TS. Nguyễn Huy Quý làm trưởng đoàn đã tiến
hành khảo sát các điểm lộ ở mỏ than Đồng Đỏ (Hà Tĩnh), mỏ than Nông Sơn (Quảng Nam- Đà Nẵng), khu vực Kontum, dọc trũng Sông Ba, điểm lộ dầu Đầm Thị Nại, Qui Nhơn.
Tháng 1/2001, nhóm nghiên cứu của Viện Dầukhí cùng với các chuyên gia của
Đan Mạch đã lấy váng dầu tại các ao, đầm ni tơm phía Đơng Bắc đầm và các mẫu asphalt trong khe nứt granit. Bước đầu GEUS (Geological Survey of Denmark and Greenland) thông báo các mẫu dầu lấy từ ao (váng dầu) và asphalt lấp đầy trong các khe nứt đều có nguồn gốc tự nhiên. Nhưng nguồn gốc đó từ đâu vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.