Địa tầng phân tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa tầng phân tập và đánh giá tiềm năng dầu khí trầm tích oligocene miocene sớm phía nam bể phú khánh (Trang 45 - 50)

Địa tầng phân tập là một khái niệm để chỉ những mặt cắt địa tầng của các bể trầm tích trong đó ranh giới các phân vị địa tầng được xác định dựa vào ranh giới các chu kỳ thay đổi mực nước biển toàn cầu và sự sắp xếp có quy luật của các đơn vịtrầm tích theo khơng gian và theo thời gian.

Các đơn vị địa tầng phân tập a. Phức tập (Sequences)

Một đơn vị cơ bản của địa tầng phân tập là một phức tập (Sequence). Một Sequences bao gồm các “Miền hệ thống trầm tích”. Ví dụ một Sequences có thể bao gồm 3 miền hệ thống trầm tích là hệ thống trầm tích biển thối (lowstand Systems tracts), hệthống trầm tích biển tiến (transgressive Systems tracts) và hệthống trầm tích biển cao (highstand Systems tracts).[1]

Một phức tập (Sequence) là một chu kỳ trầm tích được giới hạn bởi ranh giới bềmặt bào mòn biển thấp thứnhất đến ranh giới bềmặt bào mịn biển thấp thứ 2 tương

ứng vói một chu kỳ thay đổi mực nước biển chân tĩnh.

Ranh giới phức tập: là các mặt bất chỉnh hợp và mặt chỉnh hợp có thể liên kết

được với bất chỉnh hợp đó

Bất chỉnh hợp là mặt phân cách các lớp đá có tuổi cổ hơn với các lớp trẻ hơn,

trên đó là các bề mặt bào mòn, cắt xén, phơi lộ liên quan đến quá trình hạ mực nước biển tương đối (biển lùi).

Các dạng bất chỉnh hợp (BCH) thường gặp như sau:

Bất chỉnh hợp góc( Angular conformity): trầm tích của lớp trẻ hơn nằm trên bề

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹKhoa học Địa chất

46

Hình 16. Bất chỉnh hợp góc

BCH khu vực (noncomformity): là bề mặt, ranh giới giữa đá magma hoặc biến chất và các lớp trầm tích nằm trên.

Hình 17. Bất chỉnh hợp khu vực

Giả chỉnh hợp: là mặt ranh giới giữa các lớp trầm tích nằm song song với nhau

Hình 18. Giả chỉnh hợp

Bất chỉnh hợp song song: Một mặt bị bào mòn nằm giữa những lớp song song cả ở phía trên và phía dưới.

Hình 19. Bất chỉnh hợp song song

b. Phân tập (Parasequences)

Phân tậplà đơn vị cơ bản nhỏnhất tương ứng với một đơn vịtrầm tích cơ bản. Phân tập là một phần của phức tập và hệ thống trầm tích gồm một số lớp trầm tích nằm chỉnh hợp nhau liên quan với nhau vềnguồn gốc được giới hạnở nóc và đáy

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹKhoa học Địa chất

48

Phân tập được phát hiện và mơ tả chi tiết ở lát cắt trầm tích của đới ven bờ và biển nông. Trong đa số các trường hợp các phân tập là các tập thô dần lên, dày dần lên và sạch dần lên. Khi địa hình đới triều và đới ven biển khá phẳng giàu các vật liệu mịn và địa hình bãi triều phẳng cịn tồn tại phân tập mịn dần lên.

Chiều dày của các phân tập thường nằm trong giới hạn từ 10m đến vài chục m trong thời gian 10 ngàn năm đến nửa triệu năm. Với chiều dày và đặc điểm trên các phân tập thô dần lên và mịn dần lên chỉ được phát hiện theo các tài liệu địa chất có độ phân giải cao.

c. Nhóm phân tập (Parasequences set)

Nhóm phân tập là tập hợp của một hai hay nhiều phân tập tạo nên một tổhợp cộng sinh các đơn vịtrầm tích và được giới hạn với nhau bởi bềmặt trầm tích ngập lụt của biển (marine flooding). Nhóm phân tập thường có chiều dày từ 10-20m đến vài

trăm m. Chúng có thể được phát hiện dựa vào tài liệu địa chấn và địa vật lý giếng

khoan.

Khái niệm nhóm phân tập được sử dụng đểmô tả đặc điểm tướng và mơi trường của hệthống trầm tích : tương ứng với hệthống biển thấp là nhóm phân tập chống lấn biển thấp, hệ thống biển tiến-nhóm phân tập xếp chồng, lùi(biển tiến); hệ thống biển cao-nhóm phân tập chống lấn.

Siêu tập: ngồi các đơn vịnhỏcủa phức tập người ta cịnđưa ra khái niệm siêu

tập (megasequence) gồm các phức tập có liên quan với nhau về nguồn gốc hình thành

và được giới hạn bởi các bề mặt bất chỉnh hợp khu vực và không chỉnh hợp như các siêu tập tiền rift, đồng rift, sau rift. Chiều dày các siêu tập từ vài trăm m đến vài km. Thời gian hình thành từvài triệu năm đến vài chục triệu năm.

d. Các miền hệthống

Hệthống trầm tích biển cao (highstand system tract).

Hệthống trầm tích biển cao là phức hệtrầm tích được hình thành khi mực nước biển chân tĩnh từ mức cao nhất (highstand sea level) rồi hạ thấp dần. Lúc đó mặt cắt trầm tích có sự phân dị độ hạt theo chiều thẳng đứng là dưới mịn trên thơ. Đây là phức hệtrầm tích châu thổ.

Hình 20. Mơ hình các hệthống trầm tích(theo Trần Nghi, 2010) Hệthống trầm tích biển thấp (lowstand systems tract).

Khi biển thoái sẽtạo ra một nhịp trầm tích aluvi hạt thơ phân bốtừ trên đất liền xuống thềm lục địa gọi là hệ thống trầm tích biển thấp. Tồn bộ phực hệtrầm tích này thực chất là hệ thống trầm tích biển thoái bao gồm 3 đơn vị trầm tích cơ bản: aluvi, châu thổtrên thềm lục địa và quạt sườn turbidit.

Hệthống trầm tích biển tiến (transgressive systems tract).

Hệ thống trầm tích biển tiến là phức hệ trầm tích được tích tụ trong q trình biển tiến. Trầm tích có cấu tạo phủchồng tiến (onlap). Thành phần độ hạt theo mặt cắt từ dưới lên thay đổi từ thô đến mịn, ngược lại với mặt cắt biển thối là có thành phần

độ hạt biến thiên từ mịn đến thô. Tuy nhiên đối với trầm tích aluvi một nhịp của trầm tích aluvi từ lịng sơng đến bãi bồi tuy được thành tạo trong pha biển thoái song vẫn

biến thiên độ hạt từ thơ đến mịn. Vì khơng chịu điều tiết trực tiếp của môi trường biển

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹKhoa học Địa chất

50

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa tầng phân tập và đánh giá tiềm năng dầu khí trầm tích oligocene miocene sớm phía nam bể phú khánh (Trang 45 - 50)