2.1. Lịch sử nghiên cứu
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1975
Mặc dù bể Phú Khánh cịn ít được nghiên cứu, song công tác nghiên cứu địa
chất ở phần đất liền sát phía Tây bể Phú Khánh được các nhà địa chất Pháp nghiên cứu từ rất sớm. Kết quả TKTD được tóm tắt như sau:
Cơng trình nghiên cứu, khảo sát, lập bản đồ khu vực Đà Nẵng (1935), Nha
Trang (1937) và Qui Nhơn (1942) với tỷ lệ 1: 500.000.
Điểm lộ dầu lần đầu tiên được phát hiện vào 1920- 1923 tại Đầm Thị Nại (Qui
Nhơn), phần đất liền kề với bể Phú Khánh. Năm 1944 các nhà địa chất Pháp đã khoan
tìm kiếm ở đây nhưng khơng cịn tài liệu để lại.Từ 1944- 1964, Saurin cũng đã nghiên cứu điểm lộ dầu ở Đầm Thị Nại và kết luận rằng nguồn dầu không phải từ Neogen mà có lẽ từ các lớp Sapropel giàu tảo ở vịnh Qui Nhơn cung cấp.
Từ sau năm 1960 nhiều cuộc khảo sát của các nhà địa chất- địa vật lý Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc đã được tiến hành trong các chương trình nghiên cứu biển Đơng.
Sau năm 1970, các cơng ty dầu khí nước ngồi đã tiến hành các nghiên cứu địa
chất- địa vật lý với mục đích tìm kiếm dầu khí ở khu vực này. Đầu tiên phải kể tới
công tác thu nổ địa chấn do công ty Geophysical Survey Incomporation (GSI) thực hiện năm 1974 và xử lý năm 1986 tại trung tâm xử lý GSI ở Singapore. Năm 1973- 1974 công ty West Geographysical (WG) cũng tiến hành thu nổ trong khu vực và xử lý lại tại trạm xử lý ở Denver. Tuy nhiên, chất lượng tài liệu thu nổ chỉ đạt từ trung bình
đến kém nên việc phân tích, liên kết và phân chia các ranh giới địa chấn- địa tầng không đạt kết quả.
Đồng thời với công tác địa vật lý, công tác nghiên cứu, khảo sát, khoan… xung quanh điểm lộ dầu Đầm Thị Nại được các nhà địa chất Pháp tiến hành. Tiếp theo là
nhóm khảo sát do GS.TS. Lê Như Lai, Nguyễn Quang Hinh và n.n.k thực hiện năm
1977 đã thu thập được các mẫu cát chứa dầu ở phía Tây và Tây Nam eo Voọc. Kết quả bước đầu cho phép đánh giá sơ bộ về nguồn gốc dầu mỏ ở khu vực Đầm Thị Nại cũng như tiềm năng dầu khí khu vựcnày.