Phương pháp địa chấn – địa tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa tầng phân tập và đánh giá tiềm năng dầu khí trầm tích oligocene miocene sớm phía nam bể phú khánh (Trang 29 - 30)

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp địa chấn – địa tầng

Phương pháp địa chấn địa tầng là phương pháp minh giải tài liệu địa chấn phản

xạ dựa trên cơ sở nghiên cứu các mối quan hệ giữa các đặc điểm của trường sóng địa chấn với các đặc điểm địa chất như tính phân lớp, sự thay đổi thành phần thạch học,

điều kiện lắng đọng trầm tích.[5]

Các bước phân chia địa chấn địa tầng gồm các công việc như sau:

Phân chia mặt cắt địa chấn thành các tập địa chấn

Xác định sự thay đổi tướng địa chấn trong các tập địa chấn

Giải thích mơi trường thành tạo và dự báo thạch học

Phân chia mặt cắt địa chấn thành các tập địa chấn là công việc đầu tiên trong nghiên cứu. việc phân chia này phải tuân theo nguyên tắc sau:

Tập địa chấn là một phần của mặt cắt địa chấn bao gồm các mặt phản xạ hay các trục đồng pha của sóng phản xạ mà thế nằm của chúng tương tự nhau và đặc trưng cho các thành tạo hình thành trong cùng một điều kiện trầm tích.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹKhoa học Địa chất

30

Có tính phân lớp rõ rang, biểu thị qua các trục đồng pha song phản xạ: mau,

thưa.

Hình 7. Các dạng kết thúc phản xạ địa chấn( theo Catuneanu, 2006)

Có đặc điểm ổn định của trường song địa chấn như tính liên tục, độ thẳng, độ uôn cong của các trục đồng pha.

Tồn tại các thể địa chấn, tướng địa chấn có cùng điều kiện thành tạo trong một tập địa chấn như: thể muối, thể magma phun trào, đá vôi san hô…

Các tập địa chấn phải được kẹp giữa các tập địa chấn khác bằng các ranh giới

địa chấn.

Các ranh giới địa chấn được xác định dựa trên các dạng kết thúc phản xạ như dạng kề áp (Offlap), gá đáy ( onlap), phủ đáy ( downlap), dạng bào mòn ( truncation) và dạng chống nóc(toplap) hình 8.

Các mặt phủ đáy thường là nóc của các tập quạt biển sâu, các tập quạt sườn, và các bề mặt ngập lụt cực đại. các mặt biển tiến thường khó nhận ra trên tài liệu địa chấn, nếu có thì nó thể hiện là các phản xạ có biên độ cao hướng về phía đất liền, có mặt tại gần nơi sườn bị phá hủy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa tầng phân tập và đánh giá tiềm năng dầu khí trầm tích oligocene miocene sớm phía nam bể phú khánh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)