Chƣơng 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. Hàm lƣợng Cu trong nguyên liệu đƣợc sử dụng trong thực nghiệm
Loại bản mạch đƣợc sử dụng để khảo sát trên thiết bị tự chế là loại bản mạch chỉ chứa Cu. Sau khi nghiền và phân loại, chúng tôi tiến hành xác định hàm lƣợng Cu có trong các mẫu nguyên liệu nhƣ sau:
Lấy 10,0 gam mẫu ngun liệu có kích thƣớc hạt 1,0-1,5mm và 10,0 gam mẫu có kích thƣớc hạt 0,5-1,0 mm vào cốc 250ml. Phá mẫu bằng 80 ml dung dịch HNO3 (1:1), đậy nắp kính đồng hồ và đun nhỏ trên bếp điện đến khi Cu tan hoàn tồn. Lọc dung dịch và định mức vào bình 250ml. Lấy 1 ml pha lỗng 25 lần. Lấy 2,5 ml dung dịch trên vào bình nón, thêm 10 ml nƣớc cất, thêm một ít chỉ thị
murexit và điều chỉnh pH ~8 bằng dung dịch NH3 (1:5). Chuẩn độ xác định hàm lƣợng Cu bằng EDTA 0,01M.
Với mẫu bản mạch có kích thƣớc <0,5mm. Cân 20,0 gam mẫu vào cốc 250ml và phá mẫu bằng 120 ml HNO3(1:1). Các bƣớc sau tiến hành tƣơng tự.
Kết quả hàm lƣợng Cu có trong các mẫu nguyên liệu nhƣ sau: Mẫu Kích thƣớc hạt <0,5 mm Kích thƣớc hạt 0,5-1,0mm Kích thƣớc hạt 1,0-1,5mm Hàm lƣợng Cu 23,6% 42,4% 28,8% Khối lƣợng Cu (g)/ kg nguyên liệu 236 424 288
Kết quả trên cho thấy, mẫu bản mạch sử dụng có hàm lƣợng Cu khá cao, điều này có thể do đây là mẫu bản mạch đa lớp, tức là có nhiều lớp Cu khác nhau cấu tạo lên bản mạch. Mẫu có kích thƣớc hạt 0,5-1,0 mm có hàm lƣợng Cu lớn nhất đạt 42,4%. Để phù hợp với cấu tạo của tấm lọc trên thiết bị thử nghiệm và các mục tiêu khảo sát, chúng tơi lựa chọn các mẫu ngun liệu có kích thƣớc 0,5-1,0mm và mẫu có kích thƣớc 1,0-1,5 mm để tiến hành thực nghiệm.