.Phương pháp phân loại và xử lý cơ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải điện tử và thu hồi kim loại có giá trị từ bản mạch điện tử thải bỏ 60 44 41 (Trang 29 - 30)

Bƣớc đầu tiên trong tái chế chất thải điện tử là quá trình phân loại. Đây là một khâu quan trọng vì nó làm tăng hiệu quả xử lý ở các giai đoạn tiếp theo. Tùy thuộc vào mục đích thu hồi vật liệu ngƣời ta có cách phân loại khác nhau, có thể tách riêng phần có chứa kim loại quý và phần không chứa kim loại quý theo tên linh kiện hay bằng đầu dò màu, hoặc đơn giản chỉ là tách riêng phần nhựa với phần kim loại…

Sau khi phân loại, chất thải sẽ đƣợc xử lý cơ học. Các công nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải bao gồm: cắt, nghiền, sàng, tuyển từ, tuyển khí nén… Máy cắt và búa thƣờng đƣợc sử dụng để giảm kích thƣớc hạt và để giải phóng kim loại (phần thơ) và tiếp theo vật liệu đƣợc đem nghiền để giảm kích thƣớc hạt hơn nữa. Ở máy nghiền có một cái lƣới cố định để kiểm sốt kích thƣớc hạt. Thiết bị tách từ tính đƣợc sử dụng để tách sắt, trong khi thiết bị tách chuyển động xoáy đƣợc sử dụng để tách các kim loại màu. Hệ thống tách khơng khí đƣợc sử dụng để tách các phần nhẹ nhƣ giấy, nhãn, màng mỏng. Nhựa đƣợc phân tách bằng cách sử dụng một số kỹ thuật nhƣ tách ống điện. Trong kỹ thuật tách ống điện, nhựa dẻo đƣợc tách ra dựa trên hiện tƣợng truyền điện tích bề mặt. Các loại nhựa khác nhau đƣợc trộn lẫn và liên kết với nhau trong một trống quay để truyền điện tích. Các hạt mang điện tích âm đƣợc kéo về điện cực dƣơng và ngƣợc lại các hạt

mang điện tích dƣơng đƣợc kéo về điện cực âm. Kỹ thuật này đạt hiệu quả cao nhất khi vật liệu có kích thƣớc hạt từ 2-4mm [16].

Một trong những phƣơng pháp cơ học phổ biến thƣờng đƣợc dùng là tuyển trọng lực. Tuyển trọng lực là phƣơng pháp phân tách dựa trên sự khác biệt về trọng lƣợng riêng của vật liệu để tách thành phần nhẹ ra khỏi thành phần nặng hơn. Nói đến tuyển trọng lực hai phƣơng pháp thƣờng đƣợc đề cập đến đó là:

- Tuyển trọng lực ƣớt (hay cịn có thể gọi là phƣơng pháp tuyển nổi): đây là phƣơng pháp phân tách đƣợc sử dụng trong môi trƣờng lỏng, một loại dung dịch đặc biệt (dung môi nặng) đƣợc sử dụng để làm nổi và tách thành phần có trọng lƣợng riêng nhẹ hơn ra khỏi thành phần có trọng lƣợng riêng lớn hơn (ví dụ nhƣ nhựa ra khỏi kim loại, nhựa ra khỏi nhựa, thậm trí kim loại ra khỏi kim loại). Đối với phƣơng pháp này để tăng hiệu quả ngƣời ta có thể kết hợp sử dụng dung mơi với sục khí để tạo ra những bọt khí có kích thƣớc nhỏ trong lịng chất lỏng, trong quá trình đi từ dƣới lên trên bề mặt những bọt khí sẽ kết dính những vật liệu nhẹ và kéo nổi lên trên bề mặt và đƣợc tách ra khỏi thành phần nặng hơn.

- Phƣơng pháp tuyển trọng lực khô: về nguyên tắc phƣơng pháp này cũng dựa trên sự khác nhau về trọng lƣợng riêng nhƣng đƣợc tiến hành trong điều kiện khô, và nhân tố đƣợc sử dụng trong q trình tách là dịng khí đƣợc cấp bởi quạt, hay máy nén khí tùy thuộc vào vật liệu cần tách [7].

Nhƣợc điểm của phƣơng pháp xử lý cơ học là cần diện tích nhà xƣởng lớn và thƣờng gây ô nhiễm bụi và tiếng ồn cho môi trƣờng xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải điện tử và thu hồi kim loại có giá trị từ bản mạch điện tử thải bỏ 60 44 41 (Trang 29 - 30)