CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.4. Phương pháp quang phổ kế hồng ngoại gần và trung bình kết hợp với thuật
1.4.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tín hiệu đo phổ hồng ngoại
Tín hiệu đo phổ hồng ngoại đặc trưng cho tần số dao động của phân tử [7]. Do đó phổ hồng ngoại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính như sau:
Ảnh hưởng do cấu trúc của phân tử: do tần số dao động của phân tử phụ thuộc vào sự bền vững của liên kết, các hiệu ứng electron, hiệu ứng không gian và liên kết nội phân tử.
Ảnh hưởng do tương tác giữa các phân tử: ở trạng thái khí các phân tử chuyển động tự do và hầu như khơng có tương tác với nhau nên phổ hồng ngoại của các chất ở thể kí phản ánh khá trung thực cấu trúc của phân tử. Tuy nhiên kỹ thuật đo mẫu ở thể khí lại rất phức tạp, do đó thường đo mẫu hồng ngoại ở dạng rắn hoặc dạng lỏng. Các phân tử ở dạng rắn có thế tồn tại dưới dạng các tinh thể khác nhau, do đó phổ hồng ngoại của chúng có thể sẽ bị thay đổi do tương tác giữa cấc phân tử
Chun ngành hóa phân tích 17 Trường ĐHKHTN
khi thay đổi mạng tinh thể. Khi phân tử tồn tại ở các hệ dung mơi khác nhau thì hấp thụ hồng ngoại cũng khác nhau, nguyên nhân là do sự tạo thành liên kết hidro giữa các phân tử làm dịch chuyển số sóng và mở rộng các vân hấp thu.
Ảnh hưởng của cường độ và hình dạng vân phổ hồng ngoại: Phương pháp định lượng bằng phổ hồng ngoại có độ chính xác khơng cao cịn do hệ số hấp thu mol ít lặp lại giữa các lần đo. Ngồi ra khi trong q trình ép viên mẫu rất khó có thể xác định chính xác được độ dày viên mẫu (do mỗi viên mẫu chỉ có kích thước tầm vài µm). Bên cạnh đó trạng thái vật lý, dung mơi, nhiệt độ, đều đóng góp vào ảnh hưởng đến cường độ, hình dạng peak của hợp chất [18].