CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.4. Phương pháp quang phổ kế hồng ngoại gần và trung bình kết hợp với thuật
1.4.1.6. Một số ứng dụng của phương pháp phổ hồng ngoại
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật phương pháp đo phổ hồng ngoại ngày càng chứng minh được tính ưu việt của mình và dần trở thành phương pháp ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số những ứng dụng chính của phương pháp này trong phân tích dược phẩm.
- Xác định kích thước hạt: sự khác nhau về kích thước hạt thường được quan sát thấy dưới dạng một đường nền dốc, tăng lên về phía các bước sóng dài. Năm 1985, tác giả Ciurczak đã chứng minh rằng có sự liên hệ tuyến tính giữa độ hấp thụ tại bất kì bước sóng nào với kích thước hạt. [21]
- Độ ẩm: hàm lượng nước trong các mẫu là nguyên nhân chính gây ra hệ số suy giảm cường độ hấp thụ trong phổ hồng ngoại của các vật liệu dược phẩm. Dựa
Chun ngành hóa phân tích 19 Trường ĐHKHTN
vào đặc tính này J. Luypaert và các đồng nghiệp đã sử dụng NIR để xác định hàm lượng nước thông qua việc xác định độ ẩm của mẫu với nhiều loại hoạt chất. [25]
- Độ cứng: đây là một trong các ứng dụng quan trọng của phương pháp hồng ngoại trong quá trình quản lý chất lượng của quá trình sản xuất. Phương pháp IR có thể xác định được độ cứng của viên thuốc trong quá trình ép viên mà khơng cần phá mẫu. Sự thay đổi về độ cứng của thuốc có thể dược quan sát dưới dạng đường phổ nền dốc dịch chuyển khi độ cứng tăng lên thì độ hấp thụ cũng tăng lên. Điều này rõ rệt hơn ở các bước sóng dài bởi hiệu ứng tán xạ của ánh sáng. [25, 29]
- Định lượng các hoạt chất trong dung môi hay trong hỗn hợp [7]: Cơ sở của phương pháp này dựa trên phương trình định luật Lambert – Beer biểu hiện mối quan hệ giữa sự hấp thụ ánh sáng và nồng độ chất:
Log =
Theo phương trình trên, ở một bước sóng xác định, sự hấp thụ ánh sáng tỷ lệ với nồng độ C, chiều dày cuvet d và bản chất của chất mẫu. Như vậy, khi phân tích một chất, đo ở một bước sóng xác định với một cuvet có chiều dày d đã biết thì độ hấp thụ quang A chỉ cịn tỷ lệ với nồng độ C của mẫu chất. Do phương trình trên chỉ chính xác với dung dịch có nồng độ lỗng nên phương pháp phân tích định lượng bằng phổ hồng ngoại chỉ áp dụng đo trong dung dịch, còn theo phương pháp ép mẫu rắn (ép KBr) thì chỉ phân tích bán định lượng do tín hiệu độ hấp thụ quang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tính chất vật lý, nhiệt độ, độ ẩm, độ dày viên mẫu. Phương pháp phổ hồng ngoại chỉ có thể áp dụng để phân tích định lượng hỗn hợp các mẫu khi sử dụng các thuật toán hồi quy chemometris.