Tổng quan hệ thực vật khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật của mỏ than núi béo làm cơ sở khoa học cho bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý (Trang 37 - 41)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Tổng quan hệ thực vật khu vực nghiên cứu

1.4.1. Khái quát về hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh

a. Khái quát đa dạng sinh học hệ thực vật tại tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh rất phong phú về hệ sinh thái thực vật như: các loại hình thảm thực vật, từ các rừng kín thường xanh, rừng hỗn giao trên vùng đồi núi tới rừng ngập mặn ở vùng cửa sông, ven biển; rừng trên đất cũng như rừng trên núi đá vôi cả trên đất liền và trên các đảo ngoài khơi. Đây là lợi thế quan trọng cho đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh. Đa dạng sinh học thực vật là thành tố quan trọng, đóng góp trực tiếp vào giá trị đa dạng sinh học của một vùng bằng chính giá trị của từng lồi thực vật, đồng thời cịn đóng góp bằng sự tổ hợp của chúng hình thành nên các kiểu thảm thực vật, các hệ sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái đa dạng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của chính đa dạng sinh học và kinh tế xã hội của cộng đồng. Trong bảo tồn đa dạng sinh học nói chung thìđa dạng sinh học thực vật là cơ sở để hình thành nên sinh cảnh, môi trường sống và nguồn thức ăn cho nhiều nhóm sinh vật khác[28].

b. Khái quát đa dạng sinh học hệ thực vật tại TP. Hạ Long

Trong giai đoạn 1970-1997, các hoạt động khai thác than ởvùng Hòn Gai tại tỉnh Quảng Ninh đã gây thiệt hại nặng nề đến đa dạng sinh học của tỉnh, làm mất khoảng 2.900ha đất rừng các loại (trung bình mỗi năm mất 100-110ha), trong đó khoảng 2.000ha bị mất do mở vỉa, đổ đất đá thải. Độ che phủ rừng tự nhiên từ 33,7% năm 1970 giảm xuống 6,7% (1985) và 4,7% (1997) [28].

Bảng 9. Biến động độ che phủ rừng khu vực Hòn Gai (%)

Loại rừng Năm 1970 Năm 1985 Năm 1997

Loại rừng Năm 1970 Năm 1985 Năm 1997

Rừng trồng

+ rừng tự nhiên 40,6 14,5 14,4

1.4.2. Khái quát hệ thực vật tại mỏ than Núi Béo

Mỏthan Núi Béo nằm tại TP. HạLong, tỉnh Quảng Ninh. Mỏ được thành lập năm 1988, hoạt động khai thác than từ đó đến nay đã ln có những diễn biến phức tạp, gây tác động xấu đến nhiều lĩnh vực. Do tốc độ khai thác than tăng nhanh đã làm cho mơi trường ởQuảng Ninh nói chung, đa dạng sinh học tại khu vực mỏthan Núi Béo nói riêng bị huỷ hoại, tàn phá nặng nề. Hoạt động khai thác than đi kèm với hoạt động đổ thải (đất, đá thải, xít thải) đã làm mất đi nơi cư trú của hệ thực vật.

Khu vực mỏ than Núi Béo nằm trong vùng đồi núi trọc, thảm thực vật nghèo nàn lại bị ảnh hưởng của quá trình khai thác than qua nhiều năm nên hầu như khơng có giá trị kinh tế. Cây rừng đã bị chặt và tàn phá từ nhiều năm trước do các hoạt động khai thác than và hoạt động lâm sinh. Xung quanh ranh giới khu vực khai thác và đổ thải, các loài động, thực vật lớn sinh sống tại đây hầu như không còn.

Tuy nhiên từ năm 2008đến nay: Khu vực mỏ than Núi Béo bắt đầu được cải tạo, phục hồi môi trường khu vực khai thác, đổ thải, rừng trồng bắt đầu xuất hiện, chủ yếu là rừng tái sinh, bắt đầu xuất hiện các loài cây như: các loài cây thân thảo, cây bụi và một số loài cây lấy gỗ như keo lá tràm, bạch đàn… tính đa dạng sinh học thấp. Nhìn chung, nguồn tài nguyên rừng và hệ sinh thái ở khu vực mỏ rất nghèo nàn, cây cối thưa thớt, ít có giá trị, khơng có thực vật rừng, động vật rừng q hiếm.

Trên cơ sở các số liệu thống kê qua các năm đã được cơng bố, rừng Quảng Ninh trong giai đoạn 2000-2010 có những biến động như sau:

Bảng 10. Diện tích rừng qua các thời kỳ

Năm

Hạng mục 1999 (ha) 2003 (ha) 2005 (ha) 2010 (ha)

Đất có rừng 221.797 241.701 268.405 310.358

Năm

Hạng mục 1999 (ha) 2003 (ha) 2005 (ha) 2010 (ha)

Rừng trồng 50 988 77 453 100 903 163 029

Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong gần 10 năm qua diện tích rừng tỉnh Quảng Ninh tăng lên đáng kể 88.561ha. Tuy nhiên, đối với rừng tự nhiên đã giảm đi 23.480ha, hay nói đúng hơn mỗi năm rừng mất đi trung bình 2.348 ha/năm tương đương 1,45% diện tích rừng tự nhiên. Trong khi đó diện tích rừng trồng tăng lên rất nhanh trong 10 năm là 112.041ha, trung bình mỗi năm trồng thêm mới 11.200 ha/năm, tương đương mỗi năm tăng trung bình 10,47%. Nếu so sánh với tồn bộ diện tích đất có rừng tồn tỉnh thì trồng rừng mới làm tăng trung bình mỗi năm 4,21%.

Đây là một tín hiệu tích cực nhưng nếu so với diện tích rừng tự nhiên mất đi cũng sẽlàm chúng ta phải quan tâm. Vì rừng trồng có chu kỳtrồng ngắn, khả năng phịng hộ kém, hơn nữa phần lớn tập trung vào loại rừng sản xuất. Nhìn chung, các trạng thái rừng nghèo và rừng phục hồi có xu hướng suy giảm liên tục. Đây cũng là những đối tượng rừng thường gần các khu dân cư đơ thịln bịsức ép từ tác động nhiều mặt trong đó một phần diện tích đãđược chuyển đổi mục đích sửdụng.

Rừng trồng là giải pháp tích cực của con người nhằm bù đắp lại rừng bịgiảm sút do các hoạt động của con người gây ra, chủyếu là hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh. Rừng trồng đóng vai trị quan trọng trong việc lập lại thếcân bằng sinh thái nói chung và trong khu vực đất trống đồi núi trọc nói riêng. Trên thực tế, rừng trồng ngày càng đóng vai trị quan trọng cấu thành tài nguyên rừng và cung cấp nguồn nguyên liệu đáng kểcho công nghiệp chếbiến.

Biến động rừng trồng phụthuộc rất lớn và khá nhạy cảm với điều kiện kinh tế xã hội cùng nhận thức của con người. Trước đây khi rừng tự nhiên còn nhiều, rừng được coi như kho tài nguyên thiên nhiên vơ tận, được ví von là “Rừng vàng biển bạc”, lúc đó việc trồng rừng cịn chưa được chú ý đúng mực.

Doảnh hưởng của cơ chếbao cấp, trong thời gian khá dài rừng trồng chưa có chủ thực sự. Trồng rừng mang nặng tính kế hoạch, quảng canh, rừng không được quản lý bảo vệ tốt nên tỷ lệ thành rừng thấp. Loài cây trồng rừng cũng ngày càng phong phú hơn.

Từ những loài cây truyền thống như: Bạch đàn trắng, Keo lá tràm, đến nay xu hướng trồng các lồi cây có tốc độ sinh nhanh, thời gian thu hoạch ngắn và có giá trịkinh tế cao như Keo tai tượng, Keo lai,... với công nghệsản xuất cây con hiện đại bằng phương pháp cấy mô hoặc dâm hom. Diện tích rừng Quảng Ninh tăng nhanh cũng chính là nhờ tăng diện tích trồng rừng, mang ý nghĩa ích nước lợi nhà [28].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật của mỏ than núi béo làm cơ sở khoa học cho bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý (Trang 37 - 41)