Thang đánh giá đất theo độ pH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật của mỏ than núi béo làm cơ sở khoa học cho bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý (Trang 69 - 75)

pH > 6,0 Không chua

pH = 4,5- 5,0 Chua vừa

pH = 4,0- 4,5 Chua nặng

pH < 4,0 Chua rất nặng

Kết quả xác định giá trị pH của mẫu đất vào hai thời điểm khảo sát lấy mẫu cho thấy, đất khu vực mỏ than Núi Béo này thuộc loại chua nhẹ, đất nghèo kali và mùn, hàm lượng photpho, nitơ thuộc loại trung bình. Như vậy, đất khu vực mỏthan Núi Béo khá nghèo chất dinh dưỡng, khó khăn cho phục hồi thảm thực vật trên bãi thải.Hàm lượng kim loại nặng có trong mẫu đất thấp hơn giới hạn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 03-MT:2015/BTNMT (đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp) của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Kết lun: Qua kết quả quan trắc môi trường định kỳ cho thấy: môi trường khơng khí và nước mặt của khu vực mỏthan Núi Béo đãđược cải thiện so với trước kia, đơn vịnói riêng cũng như Tập đoàn TKV đã chú trọng tới các cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường khu vực (xây dựng các kè đập chắn chân bãi thải, hệ thống rãnh thốt nước, …) do đó khơng gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Tuy nhiên, môi trường đất khá nghèo chất dinh dưỡng, khó khăn cho thảm thực vật đa dạng trên bãi thải sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, khu vực chỉ phù hợp trồng một sốcây dễ sinh trưởng như keo lá tràm, keo tai tượng… như mỏ đang thực hiện.

3.3. Thống kê các hợp phần chính của đa dạng sinh học hệ thực vật3.3.1. Các kiểu thảm thực vật chính tại tỉnh Quảng Ninh 3.3.1. Các kiểu thảm thực vật chính tại tỉnh Quảng Ninh

Căn cứ theo Báo cáo tổng hợp xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninhđến năm 2020, những kiểu thảm thực vật chính hiện nay và các đặc trưng cơ bản của chúng được trình bày như sau:

3.3.1.1. Thảm thực vật tự nhiên

Về bản chất sinh thái học, rừng tự nhiên ở Quảng Ninh đều thuộc về Nhóm quần hệ nguyên sinh rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa. Nhóm quần hệ là

cấu trúc các loài cây gỗ cao từ 6m trở lên (dao động ± 1m), có tán cây khép kín, ở mép tán giao với nhau tạo thành màn liên tục ngăn cản phần lớn ánh sáng mặt trời. Tầng tán lá thuộc cây gỗ không bao giờ rụng hết lá xanh. Các cá thể rụng lá có thể

xâm nhập nhưng không quá 25%. Các cây gỗ đều có chồi bảo vệ chống lại mùa khô, lạnh hoặc cả hai. Nhóm quần hệ tồn tại trong nền khí hậu nhiệt đới gió mùa hoặc mưa ẩm. Do tác động lâu dài và mức độ khác nhau nênở một số vùng rừng bị suy thối và hình thành nên các kiểu thảm chất lượng kém hơn như rừng thưa thứ sinh, trảng cây bụi và thậm chí cả các trảng cỏ thứ sinh trên đất có nguồn gốc từ nhóm quần hệ rừng nguyên sinh thường xanh nhiệt đới gió mùa [28].

Rừng tự nhiên của Quảng Ninh được phân chia thành các Quần hệ rừng sau:

a. Quần hệ Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên núi thấp(700- 1.600m trên mực nước biển), đất phong hóa từ các loại đá mẹ khác nhau và các quần xã thứsinh thay thế.

-Quần xã Rừng rậm nguyên sinh thường xanh cây lá rộng ít bị tác động phát triển trên sườn dốc nơi đất còn tầng dày, ẩm ưu thế Giổi lá láng (Michelia

foveolata), Giổi lông (Michelia balansae), Mán đỉa (Archidendron poilanei), Vàng

tâm (Manglietia fordiana), Sến mật (Madhuca pasquierii), Vối thuốc răng cưa (Schima superba), Bời lời balansa (Litsea balansae), Kháo nhậm (Machilus

odoratissima), Dẻ chẻ (Lithocarpus fissus), Sồi xanh (Lithocarpus

pseudosundaicus), Súm long (Eurya ciliata), Mắc niễng (Eberhardtia aurata),…

Đây đó xen kẽvới các loài cây hạt trần như Hoàng đàn (Cupressus lusitanica), Pơ

mu (Fokienia hodginsii), Tùng xà (Juniperus chinensis), Dây gắm (Gnetum

nontanum), Kim giao (Nageia fleuryi), Thông tre (Podocarpus brevifolius),…

-Quần xã Rừng rậm thứ sinh thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng

ưu thế Bục bạc (Mallotus paniculatus), Ngâu roxburghi (Aglaia roxburghiana), Nóng chụm (Saurauia fasciculata), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Sồi

ghè (Lithocarpus corneus), Giổi lông (Michelia balansae), Mán đỉa (Archidendron

poilanei), Côm petelot (Elaeocarpus petelotii), Lưỡi nai trung hoa (Itea chinensis)

[28]...

- Quần xã Rừng tre nứa thứ sinh hoặc hỗn giao với cây lá rộng ưu thế Vầu đắng (Phyllostachys pubescens).

Rừng kín thường xanh hỗn giao tre trúc - cây lá rộng phát triển trên các sườn dốc trên 26o, có nơi đến 45-50o, tầng đất mỏng, nhiều ánh sáng, tạo thành vành đai bao quanh vùng đỉnh núi và phát triển cả trên các đỉnh núi thấp. Thành phần thực vật chủ yếu là các cây trong họtre (Poaceae-Bambusoideae) và các loài cây gỗ đặc

trưng cho vành đai độ cao này thuộc các họ Dẻ (Fagceae), Re (Lauraceae), Chè (Theaceae),…Vai trò và sựhiện diện của các lồi tre trúc cũng có thay đổi theo độ cao. Phổ biến nhất là Vầu (Phyllostachys pubescens), lên cao hơn nữa thì sặt gai

(Arundinaria griffithiana) chiếm ưu thế, mọc nhiều trên đường đỉnh; còn xuống vùng thấp 400-500m thì chủyếu lại lá nứa.

- Qun xã cây bi thứ sinh thường xanh cây lá rng ưu thế Ba soi

(Macaranga denticulata), Bục bạc (Mallotus paniculatus), Găng (Randia spinosa),

Cơm nguội (Ardisia filiformis), Thâu kén lông (Helicteres hirsuta), Súm nhọn

(Eurya acuminata), Sầm (Memecylon ligustrum), Dẻ bắc giang (Lithocarpus

bacgiangensis), Linh (Eurya japonica),.. Phân bố trên những diện tích rừng đã bị chặt, khai thác hoặc làm nương rẫy, sau bỏ hoang, nay được khoanh nuôi phục hồi, bảo vệ.

- Quần xã cỏ thứ sinh có cây bụi hoặc khơng, ưu thế Cỏ tre (Apluda

mutica), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ

cau (Setaria palmifolia), Thâu kén long (Hrlicteres hirsuta), Cỏ lào (Chromolaena

odorata),… Phân bố trên một diện tích khơng lớn, giá trị chăn nuôi và khả năng chống xói mịn thấp [28].

b. Quần hệ Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên đất thấp

(dưới 700m), thoát nước và các quần xã thứsinh thay thế.

- Quần xã rừng rậm bị tác động mạnh hoặc thứ sinh thường xanh hoặc nhiệt đới gió mùa cây lá rộng với các loài ưu thế:

Sau sau (Liquidambar formosana), Ba soi (Macaranga denticulata), Bục bạc (Mallotus paniculatus), Trám trắng (Canarium album), Chẹo tía (Engelhardtia

roxburghiana), Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica), Bứa lá thuôn (Garcinia

oblongifolia), Côm trâu (Elaeocarpus silvestris), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Cứt ngựa (Archidendron balansae), Me rừng (Phyllanthus emblica),… Đây là quần xã chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất, trên vùng chuyển tiếp với vành đai núi thấp.

- Qun xã cây bi thứ sinh thường xanh cây lá rng ưu thế Găng (Randia

spinosa), Thàu táu (Aporosa sphaerosperma), Đỏ ngọn (Cratoxylon prunifolium), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Ba chạc (Euodia lepta), Lấu đỏ (Psychotria

rubra), Cơm nguội (Ardisia helpferiana), Bục bạc (Mallotus paniculatus), Cỏ lào

(Chromolaena odorata),…

- Qun xã c th sinh cao trung bình có cây bi hoc khơng, ưu thế Lau

(Saccharum arundinaceum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Lách (Saccharum

spontaneum), Chít đót (Thysanolaena maxima), Cỏlào (Chromolarna odorata),..

- Trảng cây bụi thứ sinh, thấp, khơng có cây gỗphát triển trên đất phu sa cổvới các loài ưu thế: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum), Đỏ ngọn (Cratoxylon prunifolium), Găng (Randia spinosa), Cỏ lào (Chromolaena

odorata) [28]...

c. Quần hệ Rừng thường xanh nhiệt đới gió mùa trên núi đá

- Qun xã rừng thưa thường xanh, khô hạn trên đỉnh núi với ưu thế Huyết

giác (Dracaena cambodiana), Thừng mực (Wrightia annamensis), Găng gai (Randia dumetorum), Sảng (Sterculia lanceolata), Sồi ghè (Lithocarpus cornea), Chân chim (Vitex parviflora), Me rừng (Phyllanthus emblica), Hoa dẻ (Desmos

cochinchinensis), Trường vải (Nephelium meliferum), Đa lông (Ficus macrophylla)…

- Quần xã Rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới gió mùa vùng chân núi

và thung đá vơi với ưu thế Muồng ràng ràng (Adenanthera microsperma), Ruối

(Streblus asper), Thàn mát (Milletia ichthyostoma), Ô rô (Taxotrophis

macrophylla), Lộc vừng (Barringtonia acutangula), Búng báng (Arenga pinnata),

Nưa (Amorphophallus tonkinensis), [28]...

d. Quần hệ Rừng ngập mặn

-Qun xã Rng ngp mn trên các bãi ly ca sông, ven bin (hoc trong các thung lũng đá vơi có chế độnht triu) với ưu thếSú (Aegyceras majus), Vẹt (Bruguiera gymnorhiza), Đước (Rhizophora stylosa), Trang (Kandellia candel),

Mắm (Avicaenia marina), Bần (Exoecaria agalocha), [28]...

3.3.1.2. Thảm thực vật nhân tác

a. Rng trng:

- Rng thông (Quần hợp Thông đuôi ngựa Pinus massoniana), phục hồi

cảnh quan sinh thái, bảo vệ môi trường, thườngởvùng cao từ400m trởlên.

- Rừng lim (Quần hợp Lim xanh Erythrophloeum fordi), phục hồi cảnh quan

sinh thái, bảo vệ môi trường. Tiếc rằng rừng lim trồng khơng cịn tồn tại. Tuy nhiên, một số nơi tại Tiên n, Bình Liêu cịn lim tái sinh tựnhiên.

- Rng trng cây lá rng hn giao (Quần xã các cây lá rộng: Keo lá tràm

(Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia magnum), Bạch đàn các loại

Eucalyptus spp. ), các rừng sản xuất là chủyếu.

-Cây lâu năm trồng tập trung trên các vùng gòđồi

Quần hợp Chè (Camellia sinensis), các loài cây quế, hồi, sa mộc...

- Các quần xã cây trồng cạn hàng năm: Khoai lang (Ipomoea batatas), Ngô (Zea mays), Sắn (Manihot esculenta), Lạc (Arachys hypogea), Đậu tương (Glycine soja), Các cây màu và các cây ngắn hạn khác.

- Qun hợp lúa nước:Lúa nước (Oryza sativa).

- Quần xã cây trồng quanh khu dân cư: Xoan (Melia azedarach), Cam (Citrus sinensis), Chanh (Citrus aurantium), Nhãn (Dimocarpus longan), Đu đủ (Carica papaya), Chuối (Musa paradisiaca), [28]...

3.3.2. Hệ thực vật của khu vực nghiên cứu tại mỏ than Núi Béoa. Hệ thực vật xuất hiện tại mỏ than Núi Béo a. Hệ thực vật xuất hiện tại mỏ than Núi Béo

Qua quá trình tiến hành khảo sát, thực địa của tác giả tại mỏ Núi Béo cho thấy có sự xuất hiện của một số loại thực vật tại khu vực đã cải tạo phục hồi môi trường trong10 năm như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật của mỏ than núi béo làm cơ sở khoa học cho bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý (Trang 69 - 75)