Hệ thực vật của khu vực nghiên cứu tại mỏ than Núi Béo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật của mỏ than núi béo làm cơ sở khoa học cho bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý (Trang 75 - 91)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thống kê các hợp phần chính của đa dạng sinh học hệ thực vật

3.3.2. Hệ thực vật của khu vực nghiên cứu tại mỏ than Núi Béo

a. Hệ thực vật xuất hiện tại mỏ than Núi Béo

Qua quá trình tiến hành khảo sát, thực địa của tác giả tại mỏ Núi Béo cho thấy có sự xuất hiện của một số loại thực vật tại khu vực đã cải tạo phục hồi môi trường trong10 năm như sau:

Bảng20. Hệ thực vật xuất hiện tại mỏ Núi Béo

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

1 Keo lá tràm Acacia auriculiformis

2 Lau sậy Phragmites australis

3 Đơn buốt Bidens pilosa

4 Chè vè Miscanthus Sinensis Anderss

5 Lách Saccharum spontaneum

6 Keo tai tượng Acacia mangium

7 Keo dậu Leucaena leucocephala

8 Xấu hổ Mimosa pudica

9 Kê núi Setaria Italica

10 Cứt lợn Ageratum conyzoides

11 Mua Melastomataceae

12 Dươngxỉ Cyclosorus parasiticus

13 Cỏnến Typha Angustifolia

14 Mào gà Celosia cristata

15 Sim Miscanthus floribundus

16 Bạch đàn Eucalyptus

17 Vetiver Chrysopogon zizanioides

Chi tiết về đặc điểm hình thái, phân bố của hệ thực vật tại mỏ như sau:

* Keo lá tràm

Tên Khoa học: Acacia auriculiformis

Đặc điểm hình thái: Cây gỗlớn, thường xanh, cao 5-25m. Tán lớn, màu xanh thẫm; thân tròn thẳng; vỏ màu xám đen. Cuống dạng lá (diệp thể) có dạng như lá đơn, hình lưỡi hái, dài 7-17cm, rộng 1,5-2,7cm, dày, cứng, không lơng; gân 6-8, hình cung song song.

Cụm hoa hình bơng mọcởnách lá; mỗi bông dài 4-8cm, mang nhiều hoa nhỏ màu vàng. Hoa có 5 lá đài nhỏhợp nhau ởgốc thành dạng chuông; 5 cánh hoa dài gấp đôi lá đài, nhiều nhị và bầu chứa nhiều noãn. Quả dẹt, mỏng, dài 7-8cm, rộng 1,2-1,4cm, có một cánh thấp dọc theo chỗnối giữa 2 mảnh vỏ; hạt 5-7, màu nâu.

Phân bố và sinh thái: Có nguồn gốc ở Ôxtrâylia, được nhập trồng nhiều ở

các tỉnh miền Nam của Việt Nam, từ Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai vào tới Kiên Giang.

Cây mọc nhanh, chịu hạn, ưa sáng, mọc được trên nhiều loại đất như đất pha cát ven biển, đất bazan vàng đỏ, đất bồi tụ, đất phù sa cổ.

Thích hợp với vùng có mùa khơ 6 tháng và lượng mưa 1.000 tới 2.000mm. Ra hoa kết quả rải rác từtháng 7 tới tháng 10, có thể là từ tháng 5 năm này đến tháng 3 năm sau tùy theo điều kiện tựnhiên của từng địa phương [2], [3], [39].

* Lau sy

Tên khoa học:Phragmites australis Tên tiếng Việt: Lau sậy, sậy.

Đặc điểm hình thái: Lá cây sậy thuộc dạng rộng so với các loài cây cỏ, rộng

2-3cm, chiều dài từ20-50cm. Lá mỏng và màu xanh lục, hồn tồnởtrên mặt nước hoặc đất. Lá sậy có khả năng quang hợp rất cao, ngồi ra cịn có thểhấp thu và vận chuyển ơxy đặc biệt.

Hoa sậy có dạng chùy, màu tía sẫm mọc dày đặc và khá dài, từ 20-50cm. Hoa thoạt nhìn giống bơng lúa hoặc hoa cỏ may, hoa lau,… cây sậy khơng có quả.

Phân bốvà sinh thái: một loài cây thủy sinh thuộc họlúam, mọcởnhiều môi trường đất lầy cả ởkhu vực ôn đới và nhiệt đới, tạo thành các bãi sậy dày đặc. Thân cây có thể cao đến hơn 5m trong một năm và cao nhất khi được phát triểnởkhu vực có mùa hè nóngẩm và đất màu mỡ, có thểmọc rễtrên thân.

Một phần thân cây mọc trong nước hoặc đất, một phần vươn lên khỏi mặt đất.

Cây sậy có thể sinh trưởng nhanh bằng cách lan rộng tự nhiên, tái sinh bằng rễ, thân cây,…[2], [3], [39].

*Đơn buốt

Tên khoa học:Bidens pilosa

Tên tiếng Việt:Đơn kim, quỷ châm, song nha lông, xuyến chi.

Đặc điểm hình thái: Là cây thân thảo hàng năm, mọc bụi, cao đến 1m. Lá

đơn mọc đối, phiến lá xẻthùy sâu tận gân tạo thành 3 thùy phiến trơng như lá chét, thùy phiến bìa có răng cưa, có thể có lơng thưa hoặc khơng.

Hoa tựhìnhđầu với 5 cánh tràng giảtừlá bắc màu trắng tạo thành "hoa" như thường thấy. Hoa thật sự của đơn buốt lưỡng tính, xếp trên hoa đầu, có tràng hoa hìnhống màu vàng, thường nhìn nhầm thành "nhụy vàng" của hoa tự. Quảdạng quả bế, có 2 móc ngọn dùng phát tán qua động vật và con người.

Phân bốvà sinh thái: Cây phân bổ nơi đất hoang ven đường.

Ở một số nơi trên thế giới, người ta dùng đơn buốt làm nguồn thực phẩm và cây thuốc[2], [3], [39].

* Chè vè

Tên khoa học: Miscanthus Sinensis Anderss Tên tiếng việt: Chè vè

Đặc điểm hình thái: Cây thân thảo cao 1m, khá to. Cụm hoa chuỳ mọc đứng

trải ra, dạng quạt, dài 20-40cm, màu đỏ nâu nâu, lấp lánh. Quả thn, màu tím.

Phân bốvà sinh thái:Nơi sống và thu hái rất phổ biến ở vùng đồi núi ở miền Bắc Việt Nam, còn phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin[2], [3], [39].

* Cây lách

Tên khoa học: Saccharum spontaneum Tên tiếng Việt: Lách, lau.

Đặc điểm hình thái: Cây có thân cứng nhỏ, lá dày cứng cắt rất đau, giống

như cây mía nhưng nhỏ hơn nhiều.

Phân bố và sinh thái: Cây này là loài bản địa khu vực Nam Á. Cỏ lách là một dạng lau sậy mọc thành bụi hoang có nhiềuở đồng bằng sơng Cửu Long.

Lồi này có tốc độmọc rất nhanh và xâm chiếm đất sống của các loài thực vật khác trong khu vực.ỞNam Á, ởnhững vùng cây đếmọc là nơi sinh sống của tê giácẤn Độ[2], [3], [39].

*Keo tai tượng

Tên khoa học: Acacia mangium

Tên tiếng việt: Keo lá to, keo đại, keo mỡ, keo hạt.

Đặc điểm hình thái: Cây keo tai tượng có thể cao 30m với thân thẳng. Keo tai tượng là dạng cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30m. Đường kính có thể đạt được đến 120-150cm. Keo tai tương thích hợp nơi có nhiệt độ bình quân năm 23- 24oC, lương mưa từ 1.800-2.000mm. Keo tai tượng là loài cây ưa đất ẩm, thành phần cơ giới trung bình và thốt nước.

Phân bốvà sinh thái:Địa bàn sinh sống của chúngởÚc và châu Á.

Keo tai tượng được trồng rừng với mục đích chủ yếu là cải tạo môi trường sinh thái và sản xuất gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, gỗ ván dăm,...[2], [3], [39].

* Keo dậu

Tên khoa học: Leucaena leucocephala

Tên tiếng Việt: Keo dậu, keo giậu, táo nhơn, bọchét, bình linh, keo giun.

Đặc điểm hình thái: Tán rộng, vỏ cây màu xám. Lá thuộc dạng lá kép lông chim 2 lần chẵn, trên cuống lá cấp 1 có các tuyến hình chậu (một đặc điểm điển hình thuộc phân họ trinh nữ). Hoa tự đầu trạng, tràng hoa màu trắng. Quảtạo thành chùm.

Hạt khi xanh có thể ăn được và thường dùng làm thuốc trục giun, khi quả chín, hạt chuyển màu nâu đen.

Phân bố và sinh thái: Địa bàn sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Hạt keo dậu sẽ được gieo vãi trên đất mất tính chất đất rừng, keo dậu nảy mầm và sẽ cải tạo dần tính chất đất ở đây, tạo hồn cảnh cho các lồi cây gỗ khác có thể sinh trưởng.

Keo dậu phát triển ở hầu hết các vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng trồng nhiều ở Nam Trung Bộ như: Khánh Hòa. Keo dậu sinh trưởng tốt trên đất thốt nước, ít chua, có thể thích ứng với đất mặn vừa ven biển. Keo dậu chịu khô hạn rất tốt nhưng không chịu úng đặc biệt là khi còn non [2], [3], [39].

* Cây xu h

Tên khoa học: Mimosa pudica

Tên tiếng Việt: Xấu hổ, mắc cỡ, trinh nữ, thẹn, hàm tu thảo.

Đặc điểm hình thái: Là loại cây thảo sống một năm. Cây nhỏ, mọc thành bụi

lớn, cao từ 30-40cm. Thân cành lòa xòa, cong queo uốn éo, có lơng và gai nhỏ. Lá kép, tất cả đều cụp lại. Hoa mọc nhỏ ởkẽlá màu tím hồng. Nởtừtháng 6-8.

Phân bố và sinh thái:Ở Việt Nam, cây xấu hổ phân bố và rải rác ở khắp nơi, từ đồng bằng đến các vùng núi với độ cao dưới 1.000m. Cây xấu hổ ưa sáng và mọc ở trên vùng đất ẩm ở bãi sống, ven đường, nương rẫy, ruộng bỏ hoang[2], [3], [39].

* Cây kê núi

Tên khoa học: Setaria Italica (hay là Panicum Italicum) Tên tiếng Việt: Kê, kê đỏ, kê vàng, hột kê, hạt kê.

Đặc điểm hình thái: Cây thảo hàng năm, có thân mọc thành túm, có khi to,

đen hay hơi phân nhánh, cao 0,50-1,80m. Lá phẳng, mềm, mọc đứng, hình dải, nhọn dài, có mép ráp hay có gai nhỏ, dài 15-50cm, rộng 1-2cm.

Chuỳ hoa dạng bông, nhiều lần kép, khúc khuỷu, ở ngọn thòng xuống và hình trụ, dày đặc, trịn hay thót, ngắn ở đỉnh, dài 10-35cm, rộng 2-3cm. Quả thóc hình bầu dục, dạng cầu, màu trắng.

Phân bố và sinh thái: Gốc ở Ấn độ, được trồng nhiều để lấy hạt làm lương

thực và làm thức ăn gia súc.

Cây mọc nhanh, có thể mọc trên các loại đất cát vùng đồng bằng và cả ở trên các vùng núi [2], [3], [39].

* Cây cứt lợn

Tên khoa học: Ageratum conyzoides

Tên tiếng Việt: Cây hoa ngũ vị, cây hoa ngũ sắc, cây bù xít, cỏhơi.

Đặc điểm hình thái: là một lồi cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lơng

nhỏ, mềm, cao khoảng 25-50cm, thường mọc hoang. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa trịn, hai mặt đều có lơng, mặt dưới có màu nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím xanh. Quả màu đen, có 5 sống dọc.

Phân bố và sinh thái: Cây cứt lợn mọc hoang ở khắp nơi trên cả nước, nếu đểý bạn sẽthấy dọc các ven đường mọc đầy cây hoa cứt lợn [2], [3], [39].

* Cây hoa mua

Tên khoa học: Melastomataceae

Tên tiếng Việt: Hoa mua, mua, mua lơng.

Đặc điểm hình thái: Cây hoa mua là cây bụi, có bơng màu tím, hình dạng

gần giống cây hoa sim.

Lá của chúng tương đối đặc biệt, mọc đối, chéo chữ thập và thông thường với 3-7 gân lá dọc hoặc là phát sinh từ phần gốc phiến lá, các gân lá bên trong rẽ ra ở phía trên phần gốc phiến lá hoặc gân lá hình lơng chim với ba hoặc nhiều hơn các cặp gân chính rẽ ra từ đoạn giữa gân ở các điểm kế tiếp phía trên phần gốc phiến lá. Hoa lưỡng tính, được sinh ra hoặc là đơn, hoặc ở đoạn cuối hay ở nách lá, tạo thành cụm hoasim hình chùy.

Phân bố và sinh thái: Sinh sống chủ yếu ở khu vực nhiệt đới (hai phần ba các chi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tân thế giới) [2], [3], [39].

*Cây dương xỉ

Tên khoa học: Cyclosorus parasiticus Tên tiếng Việt:Dương xỉ

Đặc điểm hình thái:Dương xỉthuộc cây thân thảo, cao khoảng 20-30cm, cây có nhiều lá nên trông rất rậm rạp. Lá cây dương xỉdài, thon nhọn, thuộc loại lá kép.

Cây có thể sống trong nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là khu vực ẩm ướt nên chúng ngày càng phát triển rộng rãi, nhất là trong cộng đồng thủy sinh.

+ Thân: Phần lớn thường là thân rễmọc bò ngầm dưới lịng đất, nhưng đơi khi thân bò lan mọc bò trên mặt đất hoặc thân cột bán hóa gỗ mọc thẳng trên mặt đất cao tới 20m.

+ Lá: Phần màu xanh, có khả năng quang hợp của cây. Ở các lồi dương xỉ nó thường được nói tới như là lá lược. Các lá mới thông thường nở ra bằng cách trải ra đầu lá non cuộn chặt. Sự bung ra của lá như vậy gọi là kiểu xếp lá hình thoa. Lá được chia ra thành ba kiểu: lá dinh dưỡng (trophophyll), lá bào tử (sporophyll,

brophophyll).

+ Rễ: Các cấu trúc không quang hợp mọc ngầm dưới đất, có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng từ trong đất. Chúng luôn luôn là rễ chùm và về cấu trúc thì tương tự như rễ của thực vật có hạt.

+ Nguyên tản: Cấu trúc màu xanh lục, có khả năng quang hợp, dày một lớp tế bào, thường có dạng hình tim hay hình thận, dài 3-10mm và rộng 2-8mm. Nguyên tản sinh ra các thể giao tử nhờ.

+ Các rễ giả: Các cấu trúc tương tự nhưrễ(không phải rễ thật sự) bao gồm các tế bào đơn lẻ thuôn cực dài với nước và các khoáng chất được hấp thụ trên toàn bộ bề mặt cấu trúc này. Các rễ giả cũng có tác dụng neo nguyên tản vào trong đất.

Phân bố và sinh thái: Cây phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới, cây thường

hay mọc tại khe đá, khe suối hoặc khu vực ẩm ướt[2], [3], [39].

* Cây cỏ nến

Tên khoa học: Typha Angustifolia

Tên tiếng Việt: Cỏnến, bồn bồn, thủy hương, bồhồng,hương bồ lá hẹp.

Đặc điểm hình thái: Cây mọcở đầm lầy, sống nhiều năm, có thân rễbò, thân đứng cao 1-2m. Lá đứng, hẹp dài 30-60cm, rộng 4-10mm; cứng, gốc có bẹơm thân. Bơng đực trên bơng cái hình cây hương; hoa trần; hoa cái có lơng mảnh trên trụ nhụy dài, có hoa lép, hoa đực có phiến hoa như sợi, thường có 3 nhị. Quả bế nhỏ, dài, thường ra hoa vào tháng 3-7.

Phân bố và sinh thái: Cây mọc ở ruộng, đầm lầy, ven sơng rạch nước ngọt, có khi tạo thành đám rộng, cịn gặp trên bùn có nước lợ[2], [3], [39].

* Cây mào gà

Tên khoa học: Celosia cristata

Tên tiếng Việt:Cây kê quan hoa, cây kê đầu, cây mồng gà.

Đặc điểm hình thái: Màu sắc và hình dạng hoa giống như mào của gà, là loại

cây thân thảo một năm, cao khoảng 60-90cm, thân nhẵn, thẳng đứng và thô. Lá mọc lệch, có hình bầu dục dài hoặc hình mác, nhọn ở phần ngọn lá. Hoa mào gà mọc thành cụm trên đỉnh hoặc mép thân, có hình dáng mào gà dẹt có chất nhung. Hoa có màu đỏ đậm, cũng có màu vàng, trắng.

Phân bố và sinh thái: Cây hoa mào gà có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cây mào gàưa khí hậu nóng ẩm và đủ ánh sáng, không chịu rét, tránh ngâm nước [2], [3], [39].

* Cây sim

Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa

Tên tiếng Việt: Hồng sim,đào kim nương,cương nhẫm,dương lê.

Đặc điểm hình thái: Cây bụi cao khoảng 1-3m, thân non màu vàng nâu, có

nhiều lơng mịn, thân già màu nâu đen có các đường nứt chạy dài, tiết diện trịn. Lá đơn, mọc đối.

Phiến lá hình xoan, gốc nhọn, đầu tròn, dài 5-7cm, rộng 3-4cm. Quả mọng hình trứng ngược mang đài tồn tại ở đỉnh, màu xanh sát cuống, phía trên màu đỏ nâu nhiều lơng mịn, có mùi thơm, đường kính 1,2-1,5cm, chứa nhiều hạt. Hạt hình thang, màu nâu.

Phân bố và sinh thái: Cây mọc tựnhiên và phổ biếnởvùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á bao gồm: Indonesia, Philipin, Ấn độ, Campuchia, Lào, Việt Nam và một sốcác tỉnh phía Nam Trung Quốc.ỞViệt Nam, sim là loài cây quen thuộcở khắp các vùng trung du và núi thấp [2], [3], [39].

* Cây bạch đàn

Tên khoa học: Eucalyptus

Đặc điểm hình thái: Lồi Bạch đànnói chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa, trồng trong vòng 5, 6 năm thì có chiều cao trên 7m và đường kính thân cây khoảng 9-10cm. Lá thường thon dài cong cong có màu xanh hơi mốc trắng. Hoa có cuống ngắn, trái hình bơng vụ, bên trong chứa nhiều hạt nhỏmàu nâu sậm.

Phân bố và sinh thái: Hầu hết có bản địa tại Australia và một số nhỏ được tìm thấy ởNew Guinea và Indonesia và một ởvùng viễn Bắc của Philippin và Đài Loan. Các loài bạch đàn đã được trồng ởcác vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm: Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Quốc, bán đảoẤn Độ…[2], [3], [39].

* Cây cỏ vetiver

Tên khoa học: Chrysopogon zizanioides Tên tiếng Việt: Cỏ hương bài, cỏ hương lau.

Đặc điểm hình thái: Mọc cao tới 1,5m và tạo thành các bụi cây rộng. Thân

cây cao, các lá dài, mỏng và cứng. Hoa màu tía ánh nâu. Hệ thống rễmọc thẳng và sâu xuống dưới đất tới độsâu 2-4m.

Phân bố và sinh thái: Có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng hiện nay được gieo

trồng rộng khắp trong khu vực nhiệtđới. Các quốc gia và khu vực sản xuất chủyếu là Haiti,Ấn Độ, Java, Réunion.…[2], [3], [39].

b. Mật độ, số lượng cây trồng xuất hiện tại mỏ than Núi Béo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật của mỏ than núi béo làm cơ sở khoa học cho bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý (Trang 75 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)