Tổng hợp số lượng các loài ñộng vật Khu BTTN Xuân Liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 47)

Số lượng STT Lớp Bộ Họ Loài 1 Thú 9 26 80 2 Chim 15 41 192 3 Bò sát 2 11 41 4 Lưỡng cư 2 7 36 5 Côn trùng 10 124 1.282 Tổng 38 209 1.631

(Nguồn: Tổng hợp ñiều tra, lập danh lục khu hệ ñộng, thực vật rừng Khu bo tn thiên nhiên Xuân Liên, tnh Thanh Hố)

Đặc biệt mới đây Khu BTTN Xn Liên phối hợp với các nhà khoa học của Trung Tâm Tài ngun và Mơi trường Việt Nam (CRESS) đã điều tra và xác ñịnh ñược 02 lồi động vật quý hiếm ở Việt Nam và Thế giới đó là: Lồi Vượn ñen má trắng (Nomascus leucogenys) với 41 ñàn, 127 cá thể, được xác định là lồi có phân bố lớn nhất ở Việt Nam hiện nay và loài Mang lào (Muntiacus rooseveltorum) với khoảng 30 cá thể ñược cho là ñã tuyệt chủng cách ñây hơn 80 năm đã khơng thấy xuất hiện về sự sống của loài này trên Thế giới kể từ năm 1929. Sự tồn tại của lồi thú đặc biệt q hiếm này đã và ñang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.

* Đa dng ngun gen

Ngồi nguồn gen động thực vật rừng, cịn có hàng trăm lồi cây trồng, vật ni tại các khu dân cư, trong đó có cả các lồi nhập nội, như vậy có thể nói khu bảo tồn khá ña dạng về nguồn gen sinh vật. Có thể khẳng ñịnh rằng: Tài nguyên ñộng, thực vật rừng Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa cịn rất ña dạng, ñại diện cho khu hệ ñộng - thực vật vùng núi Bắc Trung Bộ Việt Nam.

b) Sông h, sui thác

Khu BTTN Xuân Liên là vùng đầu nguồn của 03 con sơng lớn (Sơng Khao, sơng Đặt và sơng Chu), là vùng đầu nguồn cung cấp nước sạch, tưới nước cho vùng hạ lưu của Thanh Hóa và thành phố Thanh Hóa. Trong vùng có diện tích mặt hồ 3300 ha gắn với cơng trình đập thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt lớn nhất vùng Đơng Nam Á.

Trong khu vực cịn nhiều điểm thác nước đẹp, thơ mộng rất có giá trị du lịch. Thác Trai Gái thuộc địa bàn thơn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ ñược chia thành 4 bậc (thác nhỏ) khác nhau. Thác tọa lạc trên hệ thống núi Sản Phăm, bắt nguồn từ sông Năm Muồng chảy từ tỉnh Nghệ An sang. Ở nhiều điểm thác có nhiều bãi ñá, phiến ñá lớn bằng phẳng, thác nước cao tới cả trăm mét... bên thác có rất nhiều ñá thạch anh, là loại ñá hình lục lăng, trong suốt, có nhiều màu, có giá trị tạo nên những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhưng đầy thử thách nguy hiểm. Thác Mù (thác suối Bọng), thác Hón Yên, thác Hón Ý; thác Tiên …, trong đó thác Mù có chiều cao trên 500m chia thành các bậc nước.

c) Hệ thống núi, hang động

Khu BTTN Xn Liên có nhiều đỉnh núi cao, có tầm quan sát có thể kết hợp nơi này vừa làm các ñiểm dừng chân của khách thăm quan, vừa làm nơi quản lý lửa rừng. Các ñỉnh núi tiêu biểu như Pù Ta Leo ở hữu ngạn sơng Chu (1.400m), đỉnh Pù Gió (1.563m), đỉnh Pù Hịn Hàn (1.208m). Một số đỉnh núi khác thấp hơn ở khu vực đập thủy điện có ñộ cao 800-900m, từ ñây có thể quan sát được tồn bộ cảnh cơng trình thủy điện Cửa Đạt.

Hệ thống hang ñộng khu vực Khu BTTN Xuân Liên phân bố ở những khu núi ñá với các nhũ ñá tự nhiên nhiều hình thù kỳ thú chưa bị khai thác, tác động. Một số hang động chưa có tên và một số ñã ñược nhân dân ñịa phương ñặt tên gắn với ñặc ñiểm văn hố địa phương như: hang Dơi, hang Cáu, hang Tình, hang Quan, hang Vua.

3.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn a) Các di tích lịch sử, văn hóa tâm linh

Điểm di tích lịch sử và văn hóa tâm linh trong khu vực có sức thu hút khách đến thăm quan du lịch là quần thể di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Cửa Đạt: bao gồm Di tích tín ngưỡng Bà chúa thượng ngàn và Danh nhân Cầm Bá Thước.

Khu di tích đền thờ Danh nhân Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng ngàn hiện nay đã được xây dựng tơn tạo mới nằm trong trung tâm Khu Du lịch và đơ thị Cửa Đạt đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hố phê duyệt Quy hoạch năm 2010; đây là cụm di tích kết hợp giữa tín ngưỡng và di tích lịch sử gắn với danh nhân yêu nước Cầm Bá Thước hồi ñầu thế kỷ 20, ñã ñược Nhà nước xếp hạng và cách cụm di tích khơng xa khoảng 5km tại xã Vạn xn có Khu di tích lịch sử: lăng mộ, ñền thờ danh nhân Cầm bá Thước (ñang ñược nghiên cứu xếp hạng). Bên cạnh ñền thờ Cầm Bá Thước cịn có đền thờ Bà Chúa thượng ngàn ñược xây dựng từ rất lâu ñời, ñến nay ñã ñược trùng tu nhiều lần. Cách Cửa Đạt hơn 1 km về phía Đơng Nam cịn có đền Cơ, đây chính là một đền “Trình” trước khi du khách vào lễ ñền Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn.

Ngồi ra nơi đây cịn là địa ñiểm diễn ra Hội thề Lũng Nhai. Hội thề Lũng Nhai ñược tổ chức tại xã Ngọc Phụng. Nơi ñây nghĩa qn Lam Sơn đã dựng mơ6t ngơi miê;u laEm nơi chăm so;c những tướng sỹ bị thương.

b) Các l hi truyn thng - Lễ hội Cửa Đạt

Lễ hội Cửa Đạt là lễ hội tổ chức ñể tưởng nhớ tới danh nhân yêu nước thời Cần Vương Cầm Bá Thước và Chúa Thượng Ngàn. Lễ hội diễn ra tại ñền Cửa Đạt, thuộc xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân. Đây là lễ hội truyền thống, diễn ra vào dịp ñầu Xuân, thường bắt ñầu từ mùng 5 tháng giêng ñến ñầu tháng hai âm lịch. Đến với lễ hội du khách sẽ được tìm hiểu về tế lễ trong tín ngưỡng thờ thánh của người Thái xã Vạn Xuân ñược cùng tham gia các sinh hoạt văn hoá khác như lễ rước quan Cầm Bá Thước, các trò chơi trò diễn dân gian như múa sạp, tung còn, hát giao duyên, chơi ñu, ñánh khẳng…

Cộng ñồng dân tộc Thái ở vùng ñệm Khu BTTN Xuân Liên có nhiều lễ hội sinh hoạt văn hóa phong phú như các lễ hội cầu an, cầu mưa, hội tung còn, hội cơm mới, lễ mừng nhà mới… trong đó có một hình thức sinh hoạt ñộc ñáo khác là “Khắp” nghĩa là thơ ca nhưng có điệu như các bài hát với những ñiệu khắp khác nhau tùy từng ñịa phương.

Một số lễ hội truyền thống như: Lễ hội Ca Sa của dân tộc Thái vào tháng giêng âm lịch, lễ hội Lau Kha vào mồng 10 tháng 9 âm lịch của người Thái ñen, lễ hội cúng rước Thành Hoàng vào tháng giêng âm lịch tại làng Hạ ở Thọ Thanh. Các chòm bản người Thái tổ chức hội hè, ma chay, cưới xin với cơm lam, rượu cần. Lễ hội nàng Han diễn ra từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 5 tháng Giêng, chính hội vào ngày mùng 5 và kéo dài trong suốt cả mùa xuân.

- Các l hi truyn thng ca người Mường

Người Mường ở các xã cạnh KBT từ xa xưa đã hình thành một số nghi lễ, trong đó có một số nghi lễ giống với một số dân tộc khác như: Lễ nạ mụ, lễ cầu mát, lễ nhóm lửa, lễ làm mụ kéo si, lễ cúng nhà ông công, lễ tảo mộ.

Thường vào mùa xuân, ở các vùng Mường bắt đầu tổ chức lễ hội, khơng chỉ để vui chơi mà cịn là dịp để baE con thỉnh cầu ước nguyện với trời ñất, thần thánh, tổ tiên cho mưa thuận, gió hoEa, mùa màng tươi tốt. Nổi bật trong đó là lễ hội Sắc Bùa của dân tộc Mường ở Xuân Cẩm, Lương Sơn…vào ñầu tháng 12 âm lịch thường xuyên ñược tổ chức. Với nội dung cầu chúc bình an, nhân khang vật thịnh cho mọi gia chủ vào dịp ñầu xuân, lễ hội hàm chứa ñậm nét những giá trị nhân văn, tín ngưỡng phồn thực, quan niệm của người Mường. Lễ hội mang những giá trị ñặc trưng, tiêu biểu cho văn hóa Mường Thanh Hóa.

c) Các giá trị văn hóa dân tộc

Trên địa bàn huyện chủ yếu là người dân tộc thái và Mường có truyền thống bản sắc văn hóa lâu đời, với những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

- Văn hóa cng đồng người Thái

Người Thái có một số tập tục đặc trưng cho dân tộc mình như tục Xên bản cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, ñược tổ chức vào tháng 4 là mùa gieo mạ; tục làm vía được thực hiện ít nhất hai lần trong ñời mỗi người Thái từ khi sinh ra ñến khi mất ñi; tục chọc sàn là một tập tục ñẹp của trai gái dân tộc Thái nhằm chọn vợ gả chồng.

Ẩm thực của người Thái khá ña dạng với một số món ăn ñặc biệt trong những dịp lễ ñặc biệt như: Khấu cắm (cơm nhuộm màu) dùng trong các mâm cơm cúng; Pảnh Síp xí dùng trong dịp tế Síp xí; Khấu tốm (bánh chưng), mọk (xơi tổng hợp) trong dịp Tết Nguyên ñán… Ngồi ra cịn có nhiều loại thức ăn khác như: nhứa xổm (nem chua), pà (thịt tái chua), nhứa giảng (thịt sấy), pỉnh tộp (cá chép nướng), lượt tả (tiết canh), nhứa mản (thịt xiên nướng), nhứa pỉnh phặc phằm (thịt băm gói lá dong nướng), cỏi nhứa mu (gỏi thịt lợn), rôik mu (dồi lợn), hắm pết…

- Văn hóa cng đồng người Mường

Người Mường từ xưa ñến nay ñều sử dụng nhà sàn làm nơi trú ngụ của mình. Những ngơi nhà sàn này độc ñáo từ cách chọn hướng nhà, dựng nhà tới cách bài trí bên trong. Người Mường có một số tín ngưỡng và tục thờ đặc trưng riêng cho dân tộc mình bao gồm các tín ngưỡng: Tín ngưỡng thờ ñá, thờ cây, thờ mó nước, thờ ñộng vật, thờ vật kiêng, thờ nhân thần và thành hoàng, thờ tổ tiên.

Nhạc cụ dân gian Mường gồm: Cồng chiêng, sáo ngang, trống, cị ke, kèn gỗ, chng… Người Mường còn tạo âm thanh bằng chày gỗ và máng vò lúa (ñánh ñuống), hay những ñoạn tre (gõ sạp). Đặc biệt vào những dịp lễ hội lớn, có dàn cồng chiêng lớn số lượng lên tới vài trăm chiếc là một nhạc cụ truyền thống, ñặc sắc, ñược ñúc bằng ñồng thau hoặc ñồng ñỏ.

Ngoài ra trong khu vực vùng đệm cịn có 2 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống (thôn Thanh Xuân, xã Xuân Cẩm và thôn Ná Mén, xã Vạn Xuân). Phần lớn phụ nữ các dân tộc Thái và dân tộc Mường ở ñây chỉ dệt những vật dụng thiết yếu cho gia đình như chăn, gối, ñệm, váy, áo, khăn piêu... Sản phẩm thổ cẩm ñược sử dụng tại các dịp lễ hội truyền thống hoặc bán cho khách du lịch.

3.1.1.3. Các loi hình du lch chính a) Du lịch tham quan thắng cảnh

Với giá trị ĐDSH cao, ñặc trưng cho hai vùng sinh thái Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, nơi có nhiều lồi thực vật có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, bên cạnh đó nơi đây cũng là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi ñẹp, nhiều hang ñộng, thác nước kỳ vĩ như: hang Lù, hang Lãm, thác núi 7 tầng…cùng cơng trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt và những bản làng với 3 dân tộc Thái, Mường, Kinh cùng chung sống đã hình thành những nét đẹp văn hố độc đáo. Đó là những lợi thế vơ cùng to lớn để Khu BTTN Xuân Liên phát triển loại hình du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh.

b) Du lịch kết hợp học tập, nghiên cứu khoa học

Khu BTTN Xuân Liên có hệ sinh thái rừng phong phú với giá trị ĐDSH cao, nơi có nhiều lồi thực vật có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, là môi trường sinh cảnh lý tưởng cho các lồi động vật cư trú và phát triển phù hợp ñể du khách tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái và các lồi động thực vật đặc hữu q hiếm của KBT, tìm hiểu các dự án về rừng và công tác bảo tồn ĐDSH, phục hồi rừng,…Du khách cũng có thể làm sưu tầm và làm tiêu bản sinh vật, ñiều tra ñộng thực vật, tham gia tuần tra rừng kết hợp nghiên cứu cùng cán bộ Kiểm lâm. Ngồi ra cơng trình hồ chứa nước Cửa Đạt cũng là nơi thu hút các nhà nghiên cứu thủy ñiện.

Ngoài giá trị về thiên nhiên, khu vực các xã vùng ñệm của KBT là nơi ñồng bào dân tộc Thái, Mường sinh sống với những nét văn hóa lâu đời, đặc sắc, cùng với đó nơi đây cịn chứa ñựng nhiều giá trị lịch sử quý báu lâu ñời của dân tộc gắn liền với cuộc khởi nghĩa của người anh hùng dân tộc Lê Lợi, với phong trào Cần Vương của danh nhân Cầm Bá Thước, hội thề Lũng Nhai,…Đây là ñịa ñiểm lý tưởng cho các nhà nghiên cứu văn hóa xã hội về điều tra, tìm hiểu.

c) Du lịch thể thao mạo hiểm - khám phá: Leo núi, khám phá hang động,

thác nước

Khu BTTN Xn Liên có nhiều ngọn núi cao trên 1.000m quanh năm sương mù bao phủ và lạnh giá và nhiều hang ñộng, thác nước hùng vỹ rất hấp dẫn ñối với

giới du lịch mạo hiểm, những người ham muốn chinh phục và khám phá thiên nhiên. Trong vùng có nhiều ñỉnh núi cao như: Pù Ta Leo (1400m), Pù Gió (1563m), Pù Ban (1605m)…là những nơi gây hứng thú cho nhiều nhà thể thao leo núi ham muốn chinh phục. Khi đến đây du khách cịn có cơ hội được khám phá hệ thống hang động như: Hang Tình, hang Dơi, hang Ruộng, hang Vua, hang Quan, hang Cáu,…. Bên cạnh đó du khách cịn được tham quan khám phá thác nước và tắm suối tự nhiên.

d) Du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

Khu BTTN Xuân Liên có tài ngun thiên nhiên phong phú với điều kiện khí hậu trong lành mát mẻ phù hợp cho du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ. Du khách tham gia loại hình nghỉ dưỡng trong những khu sinh thái rừng ven hồ, nguồn nước khoáng từ những suối nước sạch tự nhiên; thưởng thức ẩm thực những món ăn đặc sản được sản xuất theo qui trình tự nhiên - an tồn của người dân bản địa; chăm sóc sức khoẻ với sự hỗ trợ của các loài dược liệu quý từ thiên nhiên.

e) Du lch văn hóa, tâm linh

Thường Xuân - Thanh Hóa là mảnh ñất ñịa linh nhân kiệt gắn liền với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Khu di tích đền thờ Danh nhân Cầm Bá Thước, Bà Chúa Thượng ngàn, di tích Hội thề Lũng Nhai,….bên cạnh đó là những nét văn hóa đặc sắc của các cộng đồng dân tộc ñịa phương (Mường, Thái, Kinh). Việc tổ chức các hoạt ñộng DLST tại Khu BTTN Xuân Liên ñược gắn kết chặt chẽ với các loại hình du lịch văn hóa, tâm linh như:

- Lễ Hội: Lau Kha, Ca Sa của dân tộc Thái; Xóc Bùa của dân tộc Mường; chợ vùng cao xã Bát Mọt, …

- Thăm làng nghề truyền thống, thưởng thức ñặc sản ẩm thực ñịa phương của các dân tộc Thái, Mường.

- Kết nối thăm quan khu di tích đền thờ người danh nhân văn hoá Cầm Bá Thước, ñền thờ Bà Chúa Thượng ngàn, Điểm di tích hội thề Lũng Nhai (tại làng Mé, xã Ngọc Phụng).

3.1.2. Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

3.1.2.1. Hệ thống giao thông vận tải

Khu BTTN Xuân Liên cách thủ đơ Hà Nội 180 km về phía Nam và chỉ cách cảng hàng khơng Thọ Xn 20 km về phía Tây Nam, đây là lợi thế quan trọng cho việc kết nối nơi ñây với các ñiểm du lịch trong và ngồi tỉnh.

Giao thơng hiện có trong Khu BTTN Xn Liên:

- Đường giao thơng bộ có: Tỉnh lộ Tây Thanh Hóa từ xã n Nhân đi qua khu bảo tồn ñi Nghệ An dài 15 km, kết cấu ñường nhựa và tuyến đường giao thơng ven hồ chứa nước Cửa Đạt dài 3,4 km, kết cấu bê tông.

- Đường giao thơng thủy nội địa trên hồ chứa nước Cửa Đạt: Bắt ñầu từ bến thuyền Cửa Đạt ñi các tuyến Nghệ An, ñập phụ Dốc Cáy, ñập phụ Hón Can với tổng chiều dài 43 km.

- Hệ thống trục giao thơng chính chạy qua các xã vùng đệm Khu bảo tồn có: Tỉnh lộ 507 từ thị trấn Thường Xuân ñi qua các xã Lương Sơn, Yên Nhân, Bát Mọt với chiều dài 70 km, trong đó: Kết cấu đường nhựa từ thị trấn Thường Xuân ñi qua trung tâm xã Yên Nhân dài 52 km; kết cấu ñường ñất, ñá cấp phối từ Yên Nhân ñi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)