Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển chế biến thủy sản bền vững tại tỉnh thái bình (Trang 25 - 29)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hƣởng đếm phát triển thủy sản bền

1.5.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Thái Bình là tỉnh đồng bằng được bao bọc bốn phía là biển và sơng, có tọa độ địa lý: 20,10 - 20,440 vĩ độ Bắc và 106,060 - 106,390 kinh độ Đơng. Phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên và Hải Dương (ngăn cách bởi sơng Luộc), phía Đơng Bắc giáp Hải Phòng (ngăn cách bởi sơng Hóa). Chạy dọc theo chiều từ Tây sang Đơng có chiều dài 54 km và từ Bắc xuống Nam dài 49 km.

Nằm trong khu tam giác kinh tế đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), Thái Bình có lợi thế về địa lý như cách Hà Nội khoảng 110 km, Hải Phòng 70 km; tuyến đường quốc lộ 10 đi qua, đây là tuyến đường huyết mạch giao thông giữa các tỉnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Ngồi ra cịn tuyến quốc lộ 37B là tuyến đường bộ nối ba tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hà Nam có chiều dài tồn tuyến là 139 km.

Tỉnh được chia ra làm 8 đơn vị hành chính cấp huyện/thành phố (7 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh) bao gồm: thành phố Thái Bình (trung tâm kinh tế và chính trị của tỉnh), huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư, huyện Đông Hưng, huyện Quỳnh Phụ, Huyện Hưng Hà, huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy. Trong đó có hai huyện tiếp giáp biển là Tiền Hải và Thái Thụy.

b) Địa hình

Địa hình khu vực Thái Bình thuộc loại địa hình đồng bằng thấp, độ cao tuyệt đối từ 0,5 - 3m. Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ bởi hệ thống sông và cửa sông trong

vùng. Mật độ chia cắt > 2km/km2, ở vùng cửa sông tới 3,5 km/km2. Do nhiều cửa sông như vậy nên nước mặn có thể xâm nhập vào một vùng khá rộng nếu như không bị một hệ thống đê biển và đê sông ngăn chắn. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích ni trồng thủy sản nước lợ trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni của Chính phủ và nhu cầu của người dân.

Địa hình đồng bằng chủ yếu có 3 kiểu: đồng bằng tích tụ cao ở Kiến Xương, Hưng Hà, Đông Hưng; Vũ Thư: đất thấp, phần lớn có độ cao dưới 1m, xen kẽ với các dải cồn cao 1-2m; đồng bằng tích tụ thấp ở Quỳnh Phụ tích tụ phù sa mới, thấp, phát triển ở những nơi ít được bồi đắp phù sa do bản thân sơng chảy qua ít phù sa. Đồng bằng duyên hải ở Tiền Hải, Thái Thụy là vùng châu thổ rõ rệt. Đất mặn chiếm phần lớn diện tích, sau đến đất cát trên các dải cồn và cuối cùng là đất phèn. Đất được sử dụng làm ruộng hai vụ, ven biển có đồng cói và rừng ngập mặn. Các bãi cát và cồn cát ven biển chủ yếu phân bố ở rìa phía đơng, đơng nam và đơng bắc. Các cồn cát cửa sông là cồn Đen, cồn Vành, cồn Thủ.

Địa hình đáy biển nơng ven bờ phần lớn là đồng bằng tích tụ delta ngầm, địa hình hầu như bằng phẳng độ dốc khơng q 30, độ dốc cao chủ yếu ở cửa Ba Lạt, địa hình phức tạp hóa bởi hệ thống luồng lạch và các bãi tích tụ ngầm cửa sơng rất thích hợp đối với động vật nuôi thủy sản nhất là các đối tượng ngao, tôm, cua và các đối tượng khác.

c) Điều kiện khí hậu * Chế độ nhiệt

Nhiệt độ khơng khí:

Đặc điểm khí hậu Thái Bình mang đặc tính của vùng có địa hình thấp và bằng phẳng nên nền nhiệt tương đối cao, thuộc chế độ nhiệt nóng. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm là 24,6ºC, tương ứng với tổng nhiệt năm khoảng 8.100 ÷ 8.600ºC. Vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đơng Bắc, chế độ nhiệt ở đây phân hóa ra làm hai mùa nóng - lạnh rất rõ rệt.

Nhiệt độ nước ven biển:

Sự chênh lệch nhiệt độ nước giữa mùa đông và mùa hè rất rõ rệt. Nhiệt độ nước về mùa đơng có xu thế tăng dần từ trong sơng ra ngồi khơi (từ 18 - 21ºC).

Gradient nhiệt độ đạt 0,1ºC theo xu thế nhiệt độ giảm dần (trong mùa đông) khi tiến sâu vào sông và đạt 18ºC tại ngưỡng cửa sông, ở nhiệt độ này đã ảnh hưởng đến sự hoạt động bắt mồi, cũng như khả năng sinh trưởng của động vật ni là hạn chế, thậm chí có đối tượng ngưng hẳn việc bắt mồi như: tơm càng xanh, cá chim trắng. Riêng đối với cá rô phi và tôm càng xanh ở nhiệt độ này, thậm chí bị chết. Mùa hè, nhiệt độ nước dao động từ 27- 29ºC thay đổi theo xu thế giảm dần từ trong sơng ra, nhiệt độ này lại rất thích hợp cho hầu hết các đối tượng nuôi thủy sản.

Nhiệt độ nước trong các ao đầm:

Nhiệt độ nước trong các ao đầm nuôi vùng ven biển Thái Bình trung bình năm giao động trong khoảng 25,2 - 26,7ºC. Sự phân bố nhiệt nước trong các ao đầm ni trung bình của các tháng trong năm là có sự khác biệt nhau giữa các mùa. Đối với mùa hè (từ tháng 4 - 10) nhiệt độ nước trung bình giao động trong khoảng 25 - 33ºC và sự giao động nhiệt giữa ngày và đêm không nhiều, do đó rất thích hợp cho tất cả các đối tượng nuôi thủy sản như tôm sú, cua, cá, rong câu, cũng như ngao,…

Đối với mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), nhiệt độ nước giao động trong khoảng 17 - 21ºC là thấp so với các đối tượng nuôi thủy sản, do vậy không nên thả nuôi trong thời gian này. Riêng hai tháng chuyển tiếp giữa hai mùa với nhau có sự giao thoa nhiệt độ, nhiệt độ trong tháng 3 là chế độ nhiệt chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè và trong tháng 11 là chế độ nhiệt từ mùa hè sang mùa đông, thường gây sốc nhiệt, và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển với các đối tượng nuôi.

* Lượng mưa, độ ẩm và lượng bốc hơi

Chế độ mưa (trung bình 149,7 mm) thuộc loại trung bình trên tồn quốc và được phân hóa ra hai mùa khác nhau. Mùa mưa khu vực Thái Bình trùng với mùa hoạt động của gió mùa mùa hè và thịnh hành là gió Đơng Nam. Số ngày mưa năm ở đây dao động trong khoảng 117 - 153 ngày và phân bố tương đối đều trong năm, chỉ có 3 tháng 11, 12 và 1 có dưới 10 ngày mưa/tháng do ảnh hưởng của kiểu thời tiết khô hanh rất đặc trưng của miền Bắc nước ta. Hầu hết các tháng cịn lại trong năm đều có số ngày mưa dao động trong khoảng 10 - 20 ngày/tháng, trong đó tháng 8 hoặc 9 có nhiều ngày mưa nhất trong năm, đạt khoảng 14 - 20 ngày.

Vào mùa mưa, lượng mưa đạt trung bình trong khoảng 124,2mm/tháng, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 (mưa lớn tập trung tháng 9 - 10), chiếm 84 - 92% tổng lượng mưa toàn năm. Thời gian này thường trùng với hiện tượng bão lụt, kết hợp với lượng mưa lũ từ thượng nguồn đổ về qua hai hệ thống sông Hồng và sơng Thái Bình, ảnh hưởng rất lớn đến ni trồng thủy sản như: làm ngọt hóa các đầm ni, tăng độ đục trong ao, giảm giá trị pH, giảm lượng ơ xy hịa tan, kéo theo nhiều chất bẩn có chứa mầm bệnh,…

Mùa khô lượng mưa chỉ đạt 15,8 - 43,4 mm, tập trung vào các tháng còn lại trong năm (tháng 11 – tháng 4 năm sau), kết hợp với lượng nước ở thượng nguồn bị chặn lại do giữ nước trên các đập chứa phục vụ thủy lợi; làm cho lưu lượng nước đổ xuống thượng nguồn bị giảm mạnh. Dẫn đến sự xâm thực của nước lợ từ ngoài biển vào sâu trong đất liền qua các hệ thống sông (từ 10 - 20 km ), độ xâm thực này đối với các sông là khác nhau: đối với sơng Hóa độ muối vào sâu hơn rất nhiều so với sông Trà Lý, sông Lân, do đó có thể bố trí ni tơm rảo trải dài theo sơng Hóa vào đến huyện Quỳnh Phụ và các sông Trà Lý. Riêng sông Hồng khả năng xâm thực nước mặn vào trong nội đồng vùng huyện Kiến Xương là tương đối lớn, do vậy có thể bố trí ni tơm rảo nội đồng tại các xã ven sơng Hồng phía Đơng Nam huyện Kiến Xương (Hồng Tiến và Bình Định).

* Bão và gió

Độ ẩm khơng khí:

Trung bình năm khoảng 85,2% và khơng có sự thay đổi độ ẩm nhiều qua các tháng trong năm. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn, nhưng nhiệt độ, số giờ nắng cao dẫn đến khả năng bốc hơi mạnh, độ ẩm tương đối ổn định. Đây là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển các đối tượng ni thủy sản.

Mùa gió Đơng Bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1; trong các tháng 12 và 1 là gió mùa lục địa, đem lại thời tiết lạnh và khô. Trên biển, gió hướng Đơng Bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, với tần suất khoảng 70%. Ở bờ biển, tùy theo hình thái địa hình mà hướng gió thịnh hành có thể là Đơng Bắc hoặc Bắc. Tần suất tổng cộng của các hướng có thành phần Bắc chiếm khoảng 50 ÷ 60%, thấp hơn so với ở vùng biển khơi. Trong thời kỳ này gió hướng Đơng cũng thường xuất hiện với tần suất 20 ÷

30%. Từ tháng 2 đến tháng 4 là thời kỳ suy thối của các luồng gió từ phương Bắc, đồng thời gió Đông phát triển mạnh và trở nên thống trị. Ở vùng Thái Bình, gió Đơng đã trở nên thịnh hành từ tháng 2 tần suất gió Đơng trong các tháng 2, 3, 4 lên đến 50 ÷ 60%; hướng gió Bắc vẫn cịn chiếm tỷ lệ khoảng 15 ÷ 25%.

d) Đặc điểm thủy văn, hải văn

Nước biển xâm nhập vào các cửa sông khá sâu vào đất liền, 22 km đối với sông Hồng và 20 km đối với sông Trà Lý với nồng độ muối 5 - 10 ‰. Độ cao thủy triều và sự nhiễm mặn hạ lưu các cửa sông là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi một số diện tích cho phép sang NTTS, nhất là các huyện ven biển Tiền Hải, Thái Thụy và huyện Kiến Xương.

Đặc điểm hải văn vùng ven biển Thái Bình tương đối phức tạp đối với NTTS, nhất là khu vực ngoài đê biển quốc gia và những vùng có rừng ngập mặn chắn sóng thưa và thấp. Tuy vậy, phần lớn hai huyện ven biển được bao bọc bởi rừng ngập mặn với nhiều đối tượng khác nhau, mặt khác chạy dọc ven biển có 4 cồn cát được bồi lắng hàng năm và trên các bãi bồi này đang diễn ra các diễn thế sinh thái tự nhiên rất mạnh, kết hợp với việc trồng rừng ngập mặn đã tạo ra cho Thái Bình một tấm thảm bảo vệ vùng kinh tế của tỉnh, nhất là các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Những tấm thảm thủy thực vật vùng ven biển là cỗ máy sinh học có chức năng điều hịa khí hậu và đặc biệt là chúng có thể làm sạch môi trường nước/đất trước và sau hoạt động NTTS, cũng như bẫy mùn bã hữu cơ từ thượng nguồn đổ về đã tạo nên một vùng hàng năm được bồi đắp. Tuy vậy, sau một khoảng thời gian, vùng bãi bồi này diễn ra các hoạt động ơxy hóa khử yếm khí, tạo ra các hợp chất độc và chất dinh dưỡng tương đối cao. Do vậy, khơng nên bố trí ngay các hoạt động ni trồng, mà nên khai thác và bảo vệ nguồn lợi, sau một thời gian nhất định, khi các bãi đã dâng cao, nước mặn ít ảnh hưởng cho sự tồn tại của rừng ngập mặn, sau đó mới phát triển ni trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển chế biến thủy sản bền vững tại tỉnh thái bình (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)